Dự thảo Nghị định về hoạt động in, cần hoàn thiện một số quy định

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh những mặt tích cực, góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về hoạt động in, VCCI cho rằng, Dự thảo vẫn tồn tại một số quy định chưa phù hợp, cần hoàn thiện…

>> Dự thảo Nghị định về Luật Thuế GTGT: Cần bổ sung thêm quy định

Trả lời Công văn số 498/GM-BTP của Bộ Tư pháp về việc đề nghị tham gia thẩm định Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và thay thế Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá rất cao tinh thần cầu thị của cơ quan chủ trì soạn thảo và cho rằng Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định đang vướng mắc trên thực tế theo hướng tích cực, cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, những vấn đề chưa tiếp thu đã được giải trình rõ ràng, đầy đủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, VCCI cũng chỉ ra một số quy định tại Dự thảo còn chưa phù hợp, cần được hoàn thiện.

Một số quy định tại Dự thảo được cho chưa phù hợp, cần hoàn thiện - Ảnh minh họa

Một số quy định tại Dự thảo được cho chưa phù hợp, cần hoàn thiện - Ảnh minh họa

Cụ thể, về cấp giấy phép hoạt động in (khoản 7 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP), Dự thảo bổ sung trường hợp chi nhánh, địa điểm kinh doanh của cơ sở in có thực hiện chế bản, in, gia công sau in thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, địa điểm kinh doanh thực hiện cấp giấy phép hoạt động in và gửi bản sao cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở chính.

Theo VCCI, về nguyên tắc, chi nhánh, địa điểm kinh doanh là bộ phận thuộc doanh nghiệp, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý là doanh nghiệp. Vì vậy, việc cấp giấy phép cho chi nhánh dường như chưa thật phù hợp với tính chất của chủ thể này.

>> Dự thảo Nghị định về Luật Thuế GTGT: Cần bổ sung thêm quy định

Việc quản lý chi nhánh, địa điểm kinh doanh có thực hiện chế bản, in là hợp lý, tuy nhiên, để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại chi nhánh, địa điểm kinh doanh phù hợp với các điều kiện kinh doanh trong ngành nghề này, VCCI đề nghị điều chỉnh cách thức quản lý như: Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in, doanh nghiệp cần kê khai thông tin về chi nhánh, địa điểm kinh doanh có thực hiện chế bản, in và cung cấp các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện hoạt động ở các chi nhánh, địa điểm kinh doanh này;

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép hoạt động in trong đó xác định các chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong giấy phép; Cơ quan cấp phép sẽ gửi thông tin tới địa phương có chi nhánh, địa điểm kinh doanh để phối hợp quản lý.

Đây cũng là góp ý tương tự đối với quy định tại khoản 9 Điều 1 Dự thảo.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc về một số quy định đã nêu - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc về một số quy định đã nêu - Ảnh minh họa

Về nhận chế bản, in, gia công sau in hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có giá sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá; bao bì, nhãn hàng hóa và các sản phẩm phải có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận chất lượng (khoản 13, 14 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 19, 21 Nghị định 60/2014/NĐ-CP)

Theo VCCI, Nghị định 25/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ Điều 19, 21 Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao quy định này tại Nghị định 25/2018/NĐ-CP vì đã tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Dự thảo khôi phục lại hai điều khoản đã bị bãi bỏ tại Nghị định 25/2018/NĐ-CP, lý do được giải trình là nhằm ngăn chặn hàng giả.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, cơ quan quản lý có nhiều biện pháp để quản lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: yêu cầu người bán hàng chứng minh nguồn gốc của hàng hóa; đối với các hàng hóa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ được kiểm soát thông qua cơ chế quản lý của các ngành nghề kinh doanh này).

“Do đó, kiểm soát hàng giả thông qua đặt ra yêu cầu khi thực hiện các giao dịch chế bản, in, gia công sau in… là không cần thiết trong khi đó quy định này lại gây phiền phức, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động”, VCCI góp ý.

Vì vậy, VCCI đề nghị cân nhắc bỏ khoản 13, 14 Điều 1 Dự thảo, giữ như quy định hiện hành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Nghị định về hoạt động in, cần hoàn thiện một số quy định tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711625516 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711625516 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10