Đưa điện mặt trời vào sản xuất: "Hồng" hay "Cam" đều phụ thuộc vào doanh nghiệp

Lê Mỹ 08/12/2018 14:47

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng mặt trời sẽ phát triển bùng nổ trên toàn thế giới trong 5 năm tới.

IEA cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ sẽ là những nước đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Điều này thực tế đã và đang thể hiện với xu thế điện mặt trời dần trở thành loại hình thay thế cho các dạng năng lượng hóa thạch ở nhiều nơi trên thế giới trong những năm gần đây.

Sức ép thiếu điện lên doanh nghiệp sản xuất

Tại hội thảo “Điện mặt trời mái nhà, giải pháp xanh-sạch-tiết kiệm cho lĩnh vực công-thương nghiệp” các chuyên gia cho biết tại Việt Nam hiện nay, hoạt động sản xuất điện hầu hết đang sửa dụng nguồn tài nguyên truyền thống như: Than đá, thủy điện và dầu và khí đốt.

Lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà TTTM Joy City Point tại Khu chế xuất Linh Trung -TP HCM

Lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà TTTM Joy City Point tại Khu chế xuất Linh Trung -TP HCM

Bà Đỗ Thu Ngân, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tập đoàn TTC dẫn số liệu Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo - Bộ Công thương, ngành năng lượng tái tạo sẽ tăng trưởng 8-10% trong vòng 1 thập niên tới. Trong đó, với 3 nguồn cung cấp chính, thực tế cung năng lượng thủy điện chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu cả nước, cung nhiệt điện than chỉ đáp ứng nhu cầu đạt 80-90 triệu tấn/than/năm, nguồn khí tự nhiên lại đang có nhu cầu nhập từ 80-90 triệu tấn khí LNG. Với nguồn cung hiện hữu đang chênh so với cầu và tiềm năng tăng trưởng tương lai khi sản xuất đi vào quy mô ngày càng lớn, đang xuất hiện sức ép từ nguồn cung điện và giá điện với doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Điện mặt trời gặp khó khi nối lưới

    Điện mặt trời gặp khó khi nối lưới

    02:24, 07/12/2018

  • Bùng nổ đầu tư vào điện mặt trời: Nguy cơ quá tải lưới điện truyền tải

    Bùng nổ đầu tư vào điện mặt trời: Nguy cơ quá tải lưới điện truyền tải

    01:43, 06/12/2018

  • Tập đoàn Sao Mai chuẩn bị đầu tư dự án điện mặt trời 100 MW tại Bến Tre

    Tập đoàn Sao Mai chuẩn bị đầu tư dự án điện mặt trời 100 MW tại Bến Tre

    18:36, 03/12/2018

  • HDBank tài trợ 7.000 tỷ đồng cho các dự án điện mặt trời

    HDBank tài trợ 7.000 tỷ đồng cho các dự án điện mặt trời

    07:45, 03/11/2018

  • Các dự án điện mặt trời có “về đích” đúng hạn?

    Các dự án điện mặt trời có “về đích” đúng hạn?

    11:25, 20/10/2018

  • Gỡ vướng cho các dự án điện mặt trời

    Gỡ vướng cho các dự án điện mặt trời

    11:30, 14/10/2018

  • Gỡ vướng cho các dự án điện mặt trời

    Gỡ vướng cho các dự án điện mặt trời

    11:00, 13/10/2018

  • Huế có nhà máy điện mặt trời tổng vốn 1.000 tỷ đồng

    Huế có nhà máy điện mặt trời tổng vốn 1.000 tỷ đồng

    16:19, 07/10/2018

  • Các Tập đoàn Thái Lan, Nhật Bản bắt tay cùng TTC phát triển năng lượng mặt trời tại Thừa Thiên Huế

    Các Tập đoàn Thái Lan, Nhật Bản bắt tay cùng TTC phát triển năng lượng mặt trời tại Thừa Thiên Huế

    20:57, 24/02/2018

Ông Đặng Nguyên Phương, Trưởng ban quản lý Giám sát Mua bán điện -Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) cho biết trong hệ thống điện lưới quốc gia, EVN SPC đang quản lý lưới phân phối đến 110kV (3 trạm 210KV), cung cấp điện cho 21 tỉnh thành phố phía Nam với 66 tỷ 170 triệu kWh điện thương phẩm ở 2018, doanh thu đạt 112,0 ngàn tỷ đồng và tăng trưởng đạt trên 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 11/2017, EVN SPC có 7,93 triệu khách hàng.

Nguồn cung lớn, mạng lưới lớn và hệ thống khách hàng cũng lớn, luôn đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và ổn định, nhưng đại diện EVN SPC vẫn cho biết tuy Việt Nam có tiềm năng sản xuất điện, vẫn có nguy cơ thiếu điện. Trong đó, có nguyên nhân từ biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu; Hệ thống truyền tải điện Bắc-Nam chưa đảm bảo và cùng với đó, tăng trưởng kinh tế, cơ sở sản xuất, xuất khẩu lớn tiêu thụ nhiều điện năng dẫn đến tăng trưởng phụ tải hàng năm trên 10%/năm. 

Xu hướng của tương lai

Giám đốc Kinh doanh của ABB tại Việt Nam, bà Lương Minh Anh cũng cho biết, tại Việt Nam, tất cả các nguồn thủy điện lớn tiềm năng đã được khai thác. Từ năm 2017 Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu 1 số lượng than lớn để sản xuất điện. Việc cung cấp khí đốt cũng không đủ từ 2018 và sẽ bắt đầu nhập khẩu mạnh LNG từ 2021. Theo đó, bà Minh Anh cho rằng nhu cầu phát triển điện của Việt Nam sẽ cực lớn, kết quả của COP21 sẽ dẫn đến thực tế là nguồn năng lượng tái tạo sẽ được đẩy trên toàn thế giới để tránh biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi theo hướng kiên cường, xã hội các bon thấp và nền kinh tế.

Đại diện  EVN SPC nhấn mạnh, trước sức ép về nhu cầu năng lượng, về lâu dài, đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách cụ thể, hướng tới xây dựng cơ cấu năng lượng cân bằng thông qua phát triển năng lượng tái tạo. Thực tế, nhiều Quyết định/Công văn của Chính phủ liên quan đến thực trạng này đã được ban hành. Tháng 8/2017, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: Năng lượng gió, mặt trời, biomass... Hàng năm, các doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện để tiết kiệm ít nhất bằng 01% điện năng lượng tiêu thụ trên một sản phẩm so với năm trước đó.

Bản thân EVN SPC, ông Phương nói, cũng đang xúc tiến phát triển điện trên mái nhà, kết hợp với các nhà cung cấp và dự kiến kết hợp với TTC Energy, một doanh nghiệp thuộc TTC Group đang triển khai các giải pháp toàn diện về điện mặt trời trên mái nhà, để tăng cường sự quảng bá về kỹ thuật, lợi ích của phát triển, đầu tư, khai thác điện mặt trời. Kế hoạch đồng bộ là khuyến khích doanh nghiệp thực hiện thay hệ thống chiếu sáng bằng đèn Led, giảm phụ tải, tiết kiệm điện, làm mát mái nhà xưởng để giảm thải nhiệt…

Cũng theo ông Phương, pháp lý về hợp đồng mua bán điện với công ty bán điện và khách hàng hộ dân đều không có vấn đề. Tập đoàn đầu tư điện trên các mái nhà của trước mắt là thử nghiệm và có kinh nghiệm để thực hiện tư vấn, nhân rộng trong tương lai. 

Theo ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các Khu công nghiệp TP HCM, việc báo động tình trạng đô thị hóa và ô nhiễm môi trường, thiếu hụt năng lượng điện thời gian tới, cần sự chung tay kêu gọi cả nước ý thức hơn trong tiết kiệm, sử dụng điện, đặc biệt là chủ động đầu tư khai thác điện mặt trời trên mái nhà. "Từ nhà dân đến nhà xưởng đều là mặt bằng tốt. Với hàng ngàn ha các khu công nghiệp, chúng ta có thể tận dụng cơ hội, tiềm năng sẵn có để để làm điện mặt trời, hoàn toàn chủ động về năng lượng thay thế", ông Bé nói.

Phó Tổng Giám đốc TTC Group, bà Đỗ Thu Ngân cho biết, đón đầu xu hướng tương lai, CTCP Nhiệt điện TTC Energy sau 2 năm hình thành và phát triển, đã mang lại nhiều giải pháp điện đầu tư làm mặt trời trên mái nhà nhằm tạo ra sự chuẩn bị năng lượng, giúp doanh nghiệp giảm giá chi phí năng lượng và tăng năng lực cạnh tranh trong những năm tới. TTC Energy dã hoàn tất việc đóng điện và đưa vào hoạt động nhiều công trình với quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực, đạt tổng công suất lên đến 15MWp, tiết kiệm được hơn 20.000 tấn CO2 thải ra môi trường...ở các công trình trọng điểm lần lượt như: Khu chế xuất Linh Trung, Trung tâm thương mại Sense City, khu vui chơi giải trí Đầm Sen, nhà máy Việt Long Hưng...

"Tới 2020, TTC Energy đặt mục tiêu đạt tổng công suất lắp đặt dự kiến lên 50MWp với mạng lưới công trình trải dài trong nước và các quốc gia lân cận, ở nhiều lĩnh vực. Đồng thời hiện thực hóa mục tiêu rót vốn 100 triệu USD vào lĩnh vực điện mặt trời", bà Ngân nói.

Thử tưởng tượng trên mỗi mái nhà ở TP HCM, đặc biệt trên mỗi mái nhà công xưởng, nhà máy ở các khu công nghiệp...đều có thể trở thành mặt bằng tái tạo năng lượng. Doanh nghiệp không chỉ chủ động được năng lượng thay thế, người dân còn có cơ hội bán điện. Đây sẽ là viễn cảnh không chỉ "hồng" tươi sáng, còn có thể hàm chưa sắc độ chuyển "cam" nếu các chính sách thu hút đầu tư không đủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được triển khai dự án, đưa màu hồng đi vào hiện thực. Tương lai của điện mặt trời đang phụ thuộc vào không chỉ các nhà đầu tư mà còn ở ý thức của các doanh nghiệp đối tác, sản xuất, tiêu thụ lớn về năng lượng. Cũng như, phụ thuộc vào ý chí làm điện mặt trời lẫn "hậu ý chí" - những bài toán hóa giải xử lý các thách thức như ô nhiễm hay tác động của biến đổi thời tiết, mà nguồn năng lượng tái tạo mang lại. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đưa điện mặt trời vào sản xuất: "Hồng" hay "Cam" đều phụ thuộc vào doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO