Sở hữu di sản thiên nhiên độc đáo với vịnh biển hoang sơ, truyền thống lịch sử hào hùng với thương cảng cổ Vân Đồn “vang bóng một thời”, kết nối thuận tiện với hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại…
Đây là những tài nguyên vô giá để Vân Đồn cất cánh, trở thành một điểm đến mới về du lịch mang tầm vóc quốc tế.
>>> Quảng Ninh: Khánh thành 2 công trình ngàn tỷ hoàn thiện hạ tầng huyện Vân Đồn
Cách chúng ta không xa, Pattaya - thành phố biển xinh đẹp của Thái Lan luôn được nhắc đến như một “hình mẫu” thành công về phát triển du lịch của sứ Chùa Vàng. Từ một bãi biển hoang sơ trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Pattaya đã vươn mình thành điểm đến hấp dẫn, một “thành phố không ngủ” dành cho các tín đồ du lịch khắp thế giới.
Lượng du khách đổ về Pattay luôn ở mức 5-6 triệu lượt mỗi năm vào thời điểm trước đại dịch Covid-19. Đến Pattaya, du khách luôn bị “cạn ví” bởi các dịch vụ thái du lịch đa dạng, khép kín, từ trải nghiệm, mua sắm, giải trí đến sòng bài, du lịch giới tính…
Nhưng cũng chính sự phóng khoáng, mải chạy theo việc thỏa mãn nhu cầu của số đông du khách mà “lãng quên” bổ sung các sản phẩm du lịch mới, đẳng cấp và chất lượng đã khiến du lịch Pattaya dần trở nên đơn sắc trong mắt du khách. Sự xô bồ của hàng quán với muôn hình vạn trạng các dịch vụ bủa vây bãi biển và các điểm du lịch đang khiến vùng đất này phải trả giá bằng sự hy sinh về môi trường.
Các bến thuyền tấp nập các loại tàu du lịch, ca-nô, xà lan cùng các trò chơi dưới nước ngày đêm khuấy động vùng biển Pattaya, trái ngược hẳn với khung cảnh yên bình, thơ mộng của một trong những bãi biển đẹp nhất Thái Lan. Thêm vào đó, tệ nạn ma túy, mại dâm, các băng nhóm mafia hoành hành cũng tạo thêm cảm giác bất an cho khách du lịch.
Đáng buồn là những cảnh tượng xô bồ đó không chỉ bắt gặp ở Pattaya, mà còn đang diễn ra ở nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác tại khu vực Đông Nam Á, và cả ở một số trung tâm du lịch, bãi biển nổi tiếng của Việt Nam. Đó là những bài học đắt giá, gợi mở nhiều điều cho một địa danh khác ở Việt Nam trên con đường xây dựng thương hiệu du lịch mang tầm quốc tế - Vân Đồn.
Vân Đồn cần chọn cách đi riêng cho mình bằng sự quy hoạch đồng bộ, đầu tư bài bản, dịch vụ đẳng cấp, thu hút du khách một cách có chọn lựa để phát triển du lịch bền vững và không phải trả giá về môi trường.
Nếu ví Quảng Ninh tựa như một Việt Nam thu nhỏ, thì Vân Đồn chính là nơi hội tụ đầy đủ các đặc trưng văn hóa bản địa, cùng với hệ sinh thái núi, rừng, đảo, vịnh mang giá trị cảnh quan, di sản quý giá và sự đa dạng sinh học có một không hai.
Và trong khi Pattaya vốn chỉ sở hữu lợi thế về bãi biển đẹp thì Vân Đồn với bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, cảnh quan, cơ sở hạ tầng phát triển dường như đang có quá nhiều lợi thế để trở thành một điểm đến mới thay thế.
Hãy bắt đầu bằng câu chuyện về giao thông vốn được xem là động lực chính cho sự chuyển mình và phát triển của bất cứ địa phương nào. So với cả nước, Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng đang được ví là nơi có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại và thuận tiện bậc nhất.
Về đường bộ, giờ đây du khách có thể khởi hành từ Hà Nội đến Vân Đồn chỉ với hơn 2,5 tiếng chạy xe trên những cung đường cao tốc đẹp như mơ chỉ. Tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái cũng vừa khánh thành, kết nối Vân Đồn với cửa khẩu quốc tế Móng Cái và các địa danh du lịch nổi tiếng ở địa đầu tổ quốc.
Vân Đồn cũng sở hữu riêng cho mình một Cảng hàng không quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong và ngoài nước như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng, Thâm Quyến (Trung Quốc), Đài Bắc (Đài Loan), Busan (Hàn Quốc), Osaka (Nhật Bản), Sydney (Úc)... Trong tương lai, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ là cánh cửa đón khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến với Vân Đồn và đưa thương hiệu du lịch Vân Đồn đến gần hơn với du khách năm châu.
Nói về tài nguyên rừng, biển, Vân Đồn sở hữu trọn di sản vịnh Bái Tử Long với 360 hòn đảo lớn nhỏ không hề kém cạnh so với vịnh Hạ Long, được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh như vườn quốc gia Bái Tử Long, các bãi tắm đẹp như Quan Lạn, Minh Châu, Việt – Mỹ, Sơn Hào,… cho đến các hang động kỳ bí như Hang Cái Đé, Hang Soi Nhụ, v.v…
Vân Đồn còn được thừa hưởng di sản Thương cảng cổ Vân Đồn, nơi ghi dấu ấn của những trận chiến huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm từ thời nhà Trần, nơi được biết đến là thương cảng sầm uất nằm trên con đường tơ lụa trên biển nối liền vùng Đông Bắc Á với Đông Nam Á và nhiều địa danh khác trên thế giới. Ngày nay, các giá trị lịch sử, văn hóa của quần thể di tích thương cảng Vân Đồn đang được bảo tồn, phát huy và được công nhận là Khu di tích quốc gia đặc biệt.
Đặc biệt, Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo hành lang pháp lý và các cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Vân Đồn. Biến Vân Đồn không chỉ là một địa điểm du lịch, mà còn kết hợp không gian sống và làm việc lý tưởng cho các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới .
Sở hữu rất nhiều tiềm năng và lợi thế, nhưng Vân Đồn vẫn còn thiếu một yếu tố quan trọng để du lịch cất cánh, đó là hệ thống cơ sở lưu trú và các dịch vụ tiện ích phục vụ khách du lịch. Hiện nơi đây còn vắng bóng các khách sạn, resort 5 sao, các khu dịch vụ thương mại cao cấp tiêu chuẩn quốc tế.
Nhưng chính cái “thiếu” này lại đem đến cho Vân Đồn thêm một lợi thế. Đi sau các địa phương khác, Vân Đồn có cơ hội để thực hiện chiến lược đầu tư phát triển du lịch một cách bài bản, đồng bộ ngay từ đầu. Và với việc định vị điểm đến du lịch mang thương hiệu đẳng cấp quốc tế, Vân Đồn đang đẩy mạnh chiến lược thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực và kinh nghiệm với những dự án hạ tầng du lịch, lưu trú và dịch vụ đẳng cấp, hướng đến việc khai thác du lịch bền vững kết hợp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, di sản thiên nhiên.
Tháng 4/2022, bốn dự án động lực của Khu kinh tế Vân Đồn đã được khởi công xây dựng. Trong đó phải kể đến các dự án về du lịch như Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn của Tập đoàn Everland với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng.
Đây là một tổ hợp nghỉ dưỡng khép kín quy mô lớn với bộ sưu tập căn hộ khách sạn phong phú mang đậm phong cách resort, các khu mua sắm, vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, cùng các dịch vụ du thuyền, tham quan vịnh, khám phá hang động phong phú, hấp dẫn.
Ngày 30/10 vừa qua, Vân Đồn chính thức đưa vào hoạt động Bến cảng quốc tế Ao Tiên với hệ thống các cầu cảng hiện đại bậc nhất, có thể tiếp nhận cỡ tàu du lịch trên 300 ghế cùng các âu thuyền cùng lúc tiếp nhận hàng trăm tàu bè và du thuyền neo đậu. Đây cũng là cảng đường thuỷ duy nhất trong Khu kinh tế Vân Đồn phục vụ khách tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long, các đảo Ngọc Vừng, Cô Tô, Quan Lạn - Minh Châu, là mắt xích quan trọng để Vân Đồn tái hiện lại con đường tơ lụa phồn thịnh trong lịch sử.
Việc triển khai và đưa vào vận hành, khai thác các công trình trọng điểm trên đây thể hiện nỗ lực của chính quyền và nhà đầu tư để Vân Đồn cất cánh, trở thành một điểm đến mới về du lịch mang tầm vóc quốc tế của vùng Đông Bắc tổ quốc.
Đánh giá về tiềm năng của Vân Đồn, ông Andrew Langston - Phó Chủ tịch Tập đoàn Centara Hotels & Resorts (Thái Lan) cho biết, Vân Đồn là một trong những “kho báu” đầy tiềm năng để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo. Nơi đây có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, có kho tàng lịch sử văn hoá lâu đời với thương cảng cổ xưa mà hiếm nơi nào trên thế giới có được, có hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại với đường cao tốc, đường thủy, đường hàng không. Đây là “đường băng” để đưa du lịch Vân Đồn cất cánh, tiến đến vị trí xứng tầm trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Có thể bạn quan tâm