Đừng đùa với thiên nhiên!

Diendandoanhnghiep.vn Có bao giờ bạn hỏi: Vì sao dòng sông hình thành nơi này mà không phải nơi khác? Vì sao ngọn núi mọc lên chỗ này mà không phải chỗ kia?

Sai lầm lớn nhất của loài người là không bao giờ chịu hiểu chính mình là một bộ phận nhỏ bé của tự nhiên - sinh ra từ tự nhiên. Các phát hiện về cấu trúc phân tử và tế bào học cho thấy nguồn gốc của sự sống phải gắn chặt với nơi nó sinh ra, nói đúng hơn là không thể tách rời!Mưa rất lớn tại Quảng Trị trong ngày 16/10 (Ảnh: Khắc Trà)

Mưa rất lớn tại Quảng Trị trong ngày 16/10 (Ảnh: Khắc Trà)

Dần dà trong quá trình tiến hóa mà Charles Darwin đã tổng kết thành lý thuyết nền tảng, con người bắt đầu phản lại nguồn gốc của mình, tự tay phá đi cái tổ đã, đang và sẽ dung dưỡng chính mình.

Thiên tai! Là lẽ dĩ nhiên của trời đất, bản thân nó là quá trình tái tạo song trùng với diệt vong để sắp xếp lại trật tự mới. Có bao giờ bạn hỏi: Vì sao dòng sông hình thành nơi này mà không phải nơi khác? Hoặc vì sao ngọn núi mọc lên chỗ này mà không phải chỗ kia?

Trong tự nhiên nhưng mọi thứ không hề ngẫu nhiên, ta đổ một đống đất giữa đường, trời mưa sẽ tạo thành các rãnh nhỏ, lâu này chúng cố định và đóng vai trò là nơi thu gom nước, hai bên dòng chảy cây cỏ, côn trùng sẽ sinh sôi nảy nở, tạo thành hệ sinh thái.

Nếu như ta vô tình hay cố ý phá dòng chảy của nước thì hệ sinh thái cũng biến mất, sẽ cần thời gian để chúng tự tái tạo. Mọi con sông hình thành trên trái đất cũng theo nguyên tắc đó, nếu không có nó nước sẽ tràn lan từ cao xuống thấp.

Nguyên tắc đơn giản, mọi con sông trên trái đất này đều là kênh thoát nước, kênh bị chặn thì nước sẽ tràn chảy loạn xạ, gây ra lũ lụt, chết người, tiêu tán mùa màng, của cải.

Nhưng tạo hóa cũng nghiệt ngã, rằng là ngay chính nơi các lưu vực của dòng sông hoặc hai bên bờ mới là cái nôi nuôi dưỡng tốt nhất cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Hầu hết những nền văn minh lớn trong lịch sử đều hình thành xung quanh lưu vực các hệ thống sông lớn.

Nguyên tắc ở đây là nơi càng dễ sống lại càng dễ chết - đó là nguyên tắc bù trừ của tự nhiên. Đáng tiếc là loài người, dù biết nhưng rất ít khi tuân thủ vì thiên nhiên quá hấp dẫn để có thể bỏ qua.

Quảng Trị ngập trong biển nước

Quảng Trị ngập trong biển nước

Sẽ thế nào nếu như người ta phá đi một dòng sông? Ví dụ như chặn dòng để làm thủy điện. Thật ngốc nghếch nếu như bọn người tham lam đắc ý chắc mẩm đã chế ngự được tự nhiên, bắt tự nhiên phục tùng cho mình!

Xin thưa rằng! Thiên nhiên không bao giờ chịu thua con người, ta ngăn dòng chỗ này nước sẽ tìm mọi cách vượt qua bằng con đường khác; ta phá rừng thì động vật hoang dã về đồng bằng cắn lại con người, khí hậu biến đổi, đất đai bạc màu,… rồi cuối cùng cũng chính ta nhận lại tất cả hậu quả ấy thôi.

Và, có khi nào ai đó thắc mắc: Cớ làm sao núi phải có cây cối bao phủ? Rừng phải mọc nơi cao ráo mà không phải hình thành giữa biển khơi? Tất cả đã có “đấng tạo hóa” sắp xếp, bố trí sao cho thuận lợi nhất với sự sinh tồn của muôn loài.

Đơn giản thôi, nếu núi đồi không có cây thì một trận mưa nước sẽ là cơn cuồng phong quét sạch đồng bằng, rễ cây không những ngăn nước, làm giảm tốc độ chảy của nước mà còn đóng vai trò như “cốt thép” đan vào đất gia cố chống sạt lở.

Như vậy, ngăn dòng, phá sông, làm thủy điện càng nhiều thì thiên tai càng khủng khiếp; càng phá rừng, chặt cây, bới đất bạt núi thì lũ lụt càng kinh khủng, hạn hán càng gay gắt. 

Tôi không muốn nhắc lại hình ảnh người đàn ông trẻ ở Hải Lăng (Quảng Trị) quỳ lạy trời đất trả lại vợ con, nhưng nó thật sự quá ám ảnh, hàm chưa nhiều thông điệp dính líu đến những câu chuyện vĩ mô mà chính anh ta cũng có thể chưa bao giờ nghĩ tới.

Hình ảnh ấy không chỉ là “nỗ lực” cuối cùng của một cá nhân đơn lẻ để cứu vớt chính mình, mà nó còn giống như sự bất lực của con người trước sự giận dữ của thiên nhiên.

Chúng ta có thể làm gì trước bão lũ? Ngẫm lại xem, thực sự chúng ta chẳng làm được gì để giảm bớt cơn cuồng nộ này ngoài những nỗ lực yếu ớt để cứu vãn sự sống nhỏ nhoi!

Chưa bao giờ ngành khí tượng thủy văn dùng đến cụm từ “Tổ hợp thiên tai” để mô tả một hiện tượng tự nhiên xuất hiện những ngày gần đây tại miền Trung; chưa bao giờ người miền Trung lại khẩn thiết van xin trời đất như bây giờ.

Muốn yên ấm, giảm bớt thương đau thì hãy biết tôn trọng tự nhiên, hãy trồng lại rừng, giảm bớt mật độ thủy điện,…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đừng đùa với thiên nhiên! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713618209 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713618209 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10