Đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Tiêu chí sơ tuyển đang “thách đố” doanh nghiệp nội?

Ngọc Hà 16/08/2019 00:32

Hạ tiêu chí để vừa với sức của nhà đầu tư nội hay vẫn giữ nguyên các tiêu chí khắt khe như hiện nay khi thực hiện đấu thầu 8 dự áo BOT cao tốc Bắc Nam?

Đó là nội dung đang được doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm cũng như ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia và luật sư.

Hạ tiêu chí để vừa với sức của nhà đầu tư nội hay vẫn giữ nguyên các tiêu chí “trên mây” như hiện nay khi thực hiện đấu thầu 8 dự áo BOT cao tốc Bắc Nam?

Với yêu cầu về năng lực tài chính vượt khung được Bộ GTVT đưa ra, nhà đầu tư trong nước cơ bản sẽ không có cơ hội tham gia đầu tư 8 dự án BOT cao tốc Bắc - Nam.

Nhà đầu tư nội khó có cơ hội

Cả 8 dự án BOT cao tốc Bắc - Nam đều yêu cầu vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư bằng 20% tổng vốn đầu tư dự án. Yêu cầu này cao hơn quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư chỉ yêu cầu khoảng trên 10%.

Đối với những tuyến đường yêu cầu vốn thấp như cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, suất huy động 2.557 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư 7.615 tỷ thì đã có 4 liên danh nhà đầu tư nội, 2 liên danh nhà đầu tư nội – ngoại và 2 liên danh Trung Quốc.  

Còn đối với đoạn Nghi Sơn - quốc lộ 45, yêu cầu doanh nghiệp góp 4.330 trên tổng 6.333 tỷ vốn đầu tư, thì không nhà đầu tư nội nào tham gia. Kết quả toàn bộ hồ sơ là 5 nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể như chia sẻ của ông Vũ Đức Nhận - Phó tổng giám đốc Công ty Phương Thành, rằng doanh nghiệp muốn tham gia dự án cao tốc Bắc Nam song không thể đứng độc lập vì thiếu vốn chủ sở hữu.

Đáng chú ý, thiếu vốn thôi chưa đủ, với những tiêu chí tuyển chọn hiện nay, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nội còn vấp phải khó khăn về tiêu chí kinh nghiệm triển khai dự án.

Cụ thể, đó là yêu cầu nhà đầu tư đã từng thực hiện ít nhất 1 dự án BOT có tổng vốn đầu tư bằng 50% tổng vốn đầu tư dự án đang xét...

Ví dụ như, với tổng vốn đầu tư dự án 614 triệu USD, nhà đầu tư phải đáp ứng giá trị tài sản ròng trong năm tài chính 2018 từ 101 - 152 triệu USD, tương đương 20 - 25% tổng vốn đầu tư dự án BOT, trong khi hầu hết các nhà đầu tư trong nước đã làm dự án BOT đang trong giai đoạn dòng tiền âm, dự án chưa đến điểm hòa vốn nên khó đáp ứng.

Vì vậy, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đều chung một nhận định, với yêu cầu về năng lực tài chính vượt khung được Bộ GTVT đưa ra, nhà đầu tư trong nước cơ bản sẽ không có cơ hội tham gia đầu tư 8 dự án BOT cao tốc Bắc - Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Sớm thành lập tổ giám sát đấu thầu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc Nam

    Sớm thành lập tổ giám sát đấu thầu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc Nam

    00:13, 12/08/2019

  • Hé lộ những tiêu chí “lọc” nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam

    Hé lộ những tiêu chí “lọc” nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam

    16:46, 27/06/2019

  • Đề xuất điều chỉnh trần lãi suất vốn vay cho các dự án PPP cao tốc Bắc Nam

    Đề xuất điều chỉnh trần lãi suất vốn vay cho các dự án PPP cao tốc Bắc Nam

    08:30, 26/08/2018

  • Nhà đầu tư chê cao tốc Bắc Nam

    Nhà đầu tư chê cao tốc Bắc Nam

    05:30, 25/02/2018

  • Khẩn trương trình phương án đầu tư đường cao tốc Bắc Nam phía Đông

    Khẩn trương trình phương án đầu tư đường cao tốc Bắc Nam phía Đông

    22:30, 26/07/2016

Tiêu chí phải xuất phát từ thực tế làm BOT 

Vì vậy, trong bối cảnh khuyến khích nguồn vốn tư nhân tham gia vào dự án đầu tư cao tốc Bắc – Nam, đặc biệt là nhà đầu tư, doanh nghiệp nội khiến 8 dự án BOT của cao tốc này đứng trước bài toán, sẽ “nặn” tiêu chí đấu thầu cho vừa sức với nhà đầu tư nội hay vẫn giữ nguyên những tiêu chí khắt khe như cách một chuyên gia ví von như hiện nay?

Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi này, cần nhìn vào thực tế, các nhà đầu tư lớn không mặn mà với 8 dự án BOT cao tốc Bắc - Nam vì việc thu hồi vốn chủ sở hữu rất khó khăn. Nhà đầu tư BOT bỏ ra nhiều vốn trong khi thời gian hoàn vốn dự án kéo dài, thông thường từ 15 - 28 năm.

Mặt khác, các ngân hàng, tổ chức tín dụng chỉ cung cấp vốn vay không được quá 20 năm, đây là một khó khăn cho nhà đầu tư BOT trong thu xếp nguồn trả nợ dự án. Phương án trả nợ đối với BOT hiện nay cũng không được Nhà nước bảo lãnh như trước đây, việc quy hoạch mạng lưới giao thông không quan tâm đến các dự án BOT đang đầu tư cũng làm lưu lượng xe, doanh thu bị sụt giảm.

Tiếp nữa, mặc dù, việc đặt ra tiêu chí khắt khe để khắc phục hạn chế của các dự án BOT lây nay đó là “tay không bắt giặc”, dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng, dẫn đến tình trạng dự án bị chậm tiến độ và đội vốn…

Song theo TS Nguyễn Việt Hùng, nguyên vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích: “Một dự án lớn luôn đòi hỏi một nguồn lực kinh nghiệm, tài chính tương xứng, điều này không thể phản đối được. Nên nhà đầu tư trong nước nếu năng lực chưa đủ mạnh cần liên danh với nhau để cùng đấu thầu, cùng làm”.

Tuy nhiên, những tiêu chí này sẽ “trên mây” nếu Bộ Giao thông Vận tải không xây dựng các yêu cầu sơ tuyển 8 dự án BOT trên tuyến cao tốc Bắc - Nam xuất phát từ thực tế làm BOT của các nhà đầu tư trong nước.

Cũng theo TS Nguyễn Việt Hùng, Việt Nam là nước đang phát triển, năng lực tài chính của doanh nghiệp thua kém nhiều so với thế giới. Vì vậy, hồ sơ mời sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án BOT cao tốc Bắc - Nam phải hài hòa giữa các yêu cầu về năng lực theo chuẩn chung quốc tế và phù hợp với tình hình thực tế nhà đầu tư trong nước.

Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Đình Thiên bày tỏ quan điểm: “các điều kiện sơ tuyển những dự án quan trọng quốc gia như cao tốc Bắc - Nam phải mang tính ràng buộc nhà đầu tư nước ngoài và thuận lợi hơn cho sự tham gia của nhà đầu tư Việt Nam”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Tiêu chí sơ tuyển đang “thách đố” doanh nghiệp nội?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO