Đường sắt cần tách bạch quản lý và kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Việc không tách bạch giữa kinh doanh vận tải với kinh doanh kết cấu hạ tầng dẫn đến chưa thu hút được đầu tư trên đường sắt quốc gia.

>> TP.HCM sẽ đầu tư 200 km đường sắt đô thị đến năm 2035

Do đó, vận tải đường sắt không có sự cạnh tranh khiến ngày một kém chất lượng và mất dần thị phần.

Theo Bộ GTVT, sau khi Luật Đường sắt năm 2017 được ban hành, Chính phủ đã ban hành, sửa đổi 3 Nghị định, Bộ GTVT ban hành 21 Thông tư hướng dẫn theo hướng đẩy mạnh phân tách giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải;... Tuy vậy, thực tế cho thấy vẫn còn những hạn chế, bất cập, trong đó có việc tách bạch quản lý và sản xuất kinh doanh.

Nhùng nhằng quản lý, kinh doanh

Hiện nay, trên đường sắt quốc gia có 3 doanh nghiệp chính kinh doanh vận tải đường sắt, gồm: Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty CP Vận tải và Thương mại đường sắt (RATRACO). Trong đó, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn vẫn do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt) giữ cổ phần vốn góp chi phối. Các doanh nghiệp vận tải đường sắt thuê sức kéo, điều hành GTVT đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của Luật Đường sắt 2017.

"Như vậy, kinh doanh vận tải đường sắt hiện nay chưa được tách bạch với kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt như theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Đường sắt 2017. Việc này dẫn đến kinh doanh vận tải đường sắt chưa thu hút được tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh vận tải trên đường sắt quốc gia. Hệ lụy là, dịch vụ vận tải đường sắt trong thời gian qua không có sự cạnh tranh nên ngày một kém chất lượng, mất dần thị phần", Bộ GTVT nhận diện vấn đề trong thực hiện chính sách phát triển vận tải đường sắt sau hơn 5 năm thực hiện Luật Đường sắt 2017.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đường sắt theo hướng tách bạch tài sản nhà nước đầu tư, doanh nghiệp đầu tư và thêm cơ chế phân quyền UBND cấp tỉnh quản lý, khai thác đường sắt quốc gia, cơ chế khuyến khích đầu tư... để thu hút đầu tư hạ tầng, khai thác kinh doanh lĩnh vực đường sắt quốc gia.

Ông Nguyễn Ân – chuyên gia lĩnh vực đường sắt đánh giá, việc tách bạch giữa quản lý nhà nước với kinh doanh sẽ tạo sự rõ ràng trong thực hiện chức năng, vai trò của các bên, thúc đẩy mỗi bên làm tốt vai trò của mình. "Trong đó, vai trò quan trọng của quản lý nhà nước là sự mở đường, thúc đẩy cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói riêng và lĩnh vực đường sắt nói chung tiến lên, cái gì không hướng đến mục đích đó thì phải bỏ đi. Chẳng hạn, cần tập trung những vấn đề chính như "mở đường" cho vận tải hàng hóa, quy hoạch có chất lượng hệ thống ga, tạo nguồn nhân lực, định hướng phát triển phương tiện đường sắt...", ông Ân nhấn mạnh.

>> "Ông lớn" đường sắt "sửa lỗi" mô hình

“Phú quý…thụt lùi”

Trong Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, thị phần vận tải hành khách sẽ hướng đến mục tiêu 1-2%; về hàng hóa chiếm 0,24% so với mục tiêu 1-3%. Tuy nhiên, năm 2019 (thời điểm chưa có dịch COVID-19) thị phần vận tải hành khách của đường sắt chỉ chiếm vỏn vẹn 0,17%.

Sau đại dịch, doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được xem như bùng nổ khi đạt tổng doanh thu hơn 7.700 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 115,8% kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ; giảm lỗ 407 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu được duyệt, lợi nhuận công ty mẹ dự kiến còn âm khoảng 130 tỷ đồng. Năm 2022, vận chuyển hành khách đạt 4,4 triệu, tăng tới 205,6% so với cùng kỳ nhưng thị phần giảm còn 0,12%; còn vận chuyển hàng hoá đạt 5,7 triệu tấn, giữ đà tăng 0,9%, với thị phần đảm nhận là 0,28%.

Trong gần 20 năm, dù 5 lần thay đổi cơ cấu hoạt động, tách, nhập các đơn vị thành viên nhưng không giúp Tổng công ty giải quyết những vướng mắc và hoạt động hiệu quả hơn mà còn khiến thị phần ngành đường sắt ngày càng thụt lùi. Các chuyên gia cho rằng dù ngành đường sắt có nỗ lực cải thiện hình ảnh, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng so với sự chuyển mình rõ rệt của các phương thức khác, ngành đường sắt vẫn không đủ sức cạnh tranh, thiếu đổi mới nên bị bỏ xa. Mặt khác, với bộ máy cồng kềnh, việc tái cơ cấu hai doanh nghiệp thành viên là Công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn không thành công, cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến kết quả kinh doanh sa sút và hiệu quả đạt thấp.

Nhìn lại kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia để thấy rõ sự lạc hậu, thiếu kết nối dẫn đến thị phần đảm nhận ngày càng tụt dốc. Theo đánh giá của Cục Đường sắt Việt Nam, thời gian qua công nghiệp đường sắt hầu như chưa có sự thay đổi do dây chuyền công nghệ còn lạc hậu, chưa được cải tiến và chưa có nhà đầu tư tham gia.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường sắt cần tách bạch quản lý và kinh doanh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714678497 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714678497 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10