EU khủng hoảng vì làn sóng dịch COVID-19 lần ba

CẨM ANH 06/04/2021 15:04

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn đợt dịch Covid-19 thứ ba trước khi mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát.

Một nhân viên y tế quản lý một mũi tiêm chủng ở Hungary,

Một nhân viên y tế đang tiến hành tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Hungary. Ảnh: Bloomberg

Hiện nay, hàng loạt các nước châu Âu đã buộc phải phong tỏa trở lại và hạn chế người dân di chuyển. Paris và một số vùng thuộc phía Bắc của nước Pháp đã tiến hành phong tỏa, nhưng các trường học và cửa hiệu bán hàng hóa thiết yếu vẫn mở cửa. Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 mới bình quân mỗi ngày ở Pháp tăng vượt mức 25.000 ca lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái.

Tương tự, các thành phố lớn của Ý bao gồm các thành phố Rome và Milan một lần nữa rơi vào tình trạng khóa cửa nghiêm ngặt, trong khi ở Tây Ban Nha, tất cả các khu vực ngoại trừ Madrid đã quyết định hạn chế du lịch trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh sắp tới. Thủ đô Berlin của Đức cũng đã tạm dừng kế hoạch nới lỏng khóa cửa, trích dẫn một số trường hợp Covid-19 ngày càng tăng.

Tại Đức, số ca nhiễm mới bình quân mỗi ngày trong 7 ngày là 96 và các quan chức nước này đang loa ngại rằng số ca nhiễm mới trong dịp lễ Phục sinh sắp tới có thể vọt lên tương tự như ở lễ Giáng sinh năm ngoái.

"Số ca nhiễm mới gia tăng có thể cản trở những bước mở cửa tiếp theo trong mấy tuần tới đây", Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn phát biểu trong một cuộc họp báo vào hôm thứ Sáu tuần trước. "Thay vì mở cửa, chúng tôi thậm chí có thể phải đi những bước lùi".

Lí giải về điều này, có thể thấy, mặc dù khối đã nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng, tuy nhiên với phản ứng chậm trễ cùng với việc nhiều nước vội vàng nới lỏng các biện pháp giãn cách khi làn sóng thứ hai chưa kết thúc đã làm bùng nổ số ca nhiễm mới một cách nhanh chóng.

Các nhà hàng tại một quán bar đóng cửa ở Piazza Vittorio ở Turin vào ngày 17 tháng 3 năm 2021.

Các nhà hàng tại Piazza Vittorio,Turin đã đóng cửa nhiều tháng nay. Ảnh: CNN

Bên cạnh đó, việc nhiều quốc gia dừng triển khai tiêm vắc-xin AstraZeneca bất chấp những khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới do lo ngại tính an toàn đã đẩy khu vực này bị thụt lùi so vơi các nước như Mỹ, Anh… và gây tổn hại đến niềm tin của công chúng đối với vắc-xin vốn đã bị lung lay.

Chuyên gia Mike Tildesley, chuyên gia mô hình bệnh truyền nhiễm tại Đại học Warwick và là cố vấn khoa học của chính phủ Vương quốc Anh dự báo, một trong những lĩnh vực sẽ tiếp tục hứng chịu thiệt hại nặng nề trong quý II năm nay do làn sóng thứ ba, trong khi chương trình tiêm chủng vẫn đang được tiến hành chậm trễ.

“Lễ Phục sinh được kỳ vọng là cơ hội để các quốc gia khôi phục lại các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, kể từ khi số ca nhiễm mới tăng trở lại, không khí lạc quan khi mới có vắc xin đã không còn”, ông cho biết. “Nếu tốc độ tiêm chủng trong khu vực không tăng lên trong những tháng tới, các quốc gia sẽ phải đóng cửa hết kỳ nghỉ dài mùa hè”.

Như vậy, nhiều khả năng ngành du lịch châu Âu mùa hè này chỉ có thể trông chờ chủ yếu vào khách nội địa, thậm chí việc di chuyển trong nước cũng sẽ trở nên khó khăn hơn do việc gia tăng biện pháp phong tỏa.

Các chuyên gia cho rằng, làn sóng dịch COVID-19 tại EU tăng mạnh chủ yếu là do biến chủng B.1.1.7 với khả năng lây nhiễm cao hơn. Do đó, dù việc tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong chống lại dịch bệnh, nhưng nó phải đi đôi với các biện pháp giãn cách để hạn chế tối đa khả năng lây lan, cũng như xuất hiện thêm các chủng đột biến.

Sắp tới các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ gặp nhau để thảo luận về việc có nên chặn xuất khẩu vắc xin trong khi nguồn cung trong khu vực vẫn thiếu, đồng thời tìm kiếm biện pháp khắc phục chương trình tiêm chủng đang có dấu hiệu tụt hậu so với các quốc gia phát triển khác.

“Các nhà lãnh đạo EU cần phải tiến hành thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hơn nữa trong năm nay nếu muốn nhanh chóng mở cửa lại nền kinh tế. Đức, Pháp, Ý… cần tiến hành các đợt hạn chế trong hai tuần, trong khi đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng trên toàn quốc”, Antoine Flahault, Giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Geneva nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc!

    Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc!

    07:00, 06/02/2021

  • Châu Âu, Mỹ và bài học chống dịch COVID-19 từ châu Á

    Châu Âu, Mỹ và bài học chống dịch COVID-19 từ châu Á

    06:00, 06/01/2021

  • Bộ Y tế làm việc với EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam

    Bộ Y tế làm việc với EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam

    09:38, 02/04/2021

  • Cuối năm 2021, 20% trên tổng dân số Việt Nam sẽ được tiếp cận vắc xin COVID-19

    Cuối năm 2021, 20% trên tổng dân số Việt Nam sẽ được tiếp cận vắc xin COVID-19

    01:04, 02/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EU khủng hoảng vì làn sóng dịch COVID-19 lần ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO