Theo đó, cho phép các chủ đầu tư được lựa chọn, bao gồm: Trực tiếp tham gia thị trường điện hoặc lựa chọn chủ đầu tư theo tiêu chí giá chào thấp nhất nằm trong khung giá do Bộ Công thương phê duyệt.
>>>EVN trước áp lực tăng giá điện
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản góp ý về cơ chế giá điện đối với các dự án điện sản xuất từ rác thải và sinh khối.
Đối với kiến nghị của Bộ Công thương về việc giao EVN đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư trong khung giá phát điện do Bộ này ban hành, EVN cho rằng, phương án này không khả thi, giống như việc đàm phán giá điện của các dự án nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp.
Lý do EVN đưa ra là, cơ chế trên rất tốn kém về nguồn lực, thời gian và không đảm bảo tính hiệu quả và tính minh bạch cần thiết, do số lượng dự án lớn nhưng quy mô công suất thường nhỏ (vài MW).
EVN nêu thực tiễn: Cục điều tiết Điện lực giao EVN đàm phán “hợp phần phát điện của nhà máy phân loại và xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón hữu cơ” do Công ty TNHH phát triển dự án Việt Nam làm chủ đầu tư... nhưng cho đến nay, sau gần 2 năm hai bên thậm chí chưa thống nhất được giá tạm.
Từ kinh nghiệm quốc tế, EVN còn khẳng định "các nước đều chuyển sang cơ chế đấu thầu sau khi kết thúc giai đoạn giá ưu đãi (FIT), không thấy có nước nào thay thế cơ chế giá FIT bằng cơ chế đàm phán song phương".
>>>Chuyện “con lãi, mẹ lỗ” và đề xuất tăng giá điện của EVN
Trong khi đó, theo lộ trình phát triển thị trường tại Quyết định số 63 (ngày 30/12/2013) của Thủ tướng Chính phủ, thị trường điện bán lẻ phải được thí điểm từ năm 2021-2023 và sau năm 2023 phải thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh.
Do đó, EVN lo ngại, việc đàm phán sẽ không đảm bảo các tiêu chí về tính hiệu quả và minh bạch khi Bộ Công thương không có hướng dẫn cụ thể.
Từ các phân tích trên, EVN đề xuất cơ chế cho phép các chủ đầu tư được lựa chọn, bao gồm: Trực tiếp tham gia thị trường điện hoặc lựa chọn chủ đầu tư theo tiêu chí giá chào thấp nhất nằm trong khung giá do Bộ Công thương phê duyệt.
"Cả hai cơ chế này đều phù hợp với Luật Điện lực và cũng là quan điểm nhất quán của EVN", EVN nhấn mạnh.
Ở góc độ chuyên gia đánh giá, tiềm năng của năng lượng sinh học ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác triệt để do còn nhiều thách thức. Đó là, khó khăn trong việc kiểm soát nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy điện; chi phí vốn đầu tư cao; chính sách khuyến khích mua điện chưa hấp dẫn đối với điện sinh khối, chưa có cơ chế mua bán chứng chỉ giảm phát thải CO2/khí nhà kính…
Tương tự, để phát triển điện rác, các chuyên gia kiến nghị cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác như: Quy hoạch, đầu tư; giá mua điện; tiêu chuẩn thẩm định kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; phân loại chất thải rắn.
Sớm phê duyệt Quy hoạch điện VIII và lập quy hoạch phát triển điện rác theo Quyết định 31/2014/QĐ-TTg. Đồng thời sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành cũng như hình thành các nguồn vốn vay hỗ trợ trực tiếp đầu tư cho điện rác…
Có thể bạn quan tâm
14:27, 08/05/2023
03:40, 19/04/2023
03:00, 09/04/2023
12:00, 04/04/2023