Ngày 16/7/2021, Chung kết Cuộc thi Cúp Khởi nghiệp Toàn cầu Việt Nam sẽ diễn ra để lựa chọn 01 dự án tiêu biểu nhất tham gia thi quốc tế và 04 dự án tranh tài trong khu vực ASEAN.
Được tổ chức năm đầu tiên là 2019, Cuộc thi Cúp Khởi nghiệp Toàn cầu 2021 (Entrepreneurship World Cup – EWC) - đang đi vào giai đoạn kết ở từng quốc gia. Tại Việt Nam, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp – VCCI được lựa chọn là đơn vị tổ chức cuộc thi EWC Vietnam và cũng là năm thứ 3 đăng cai cuộc thi.
Tổng giá trị giải thưởng cho Quán quân cuộc thi EWC 2021 lên đến 1 triệu USD tiền mặt và chưa kể gói giải phụ khác hàng triệu USD về dịch vụ và hỗ trợ. Người đứng đầu của các dự án lọt Top 100 sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí (01) tham dự Chung kết EWC (Global Finals) tại Thủ đô Riyadh - Ả Rập Xê Út. Giá trị giải thưởng rất hấp dẫn nhưng là thách thức lớn cho thí sinh của Việt Nam.
Các dự án tham dự EWC được khuyến khích thuộc 15 lĩnh vực, trong đó tập trung nhiều vào công nghệ số (Big Data/AI, Block Chain, IoT, VR/AR), công nghệ theo các ngành (Cleantech, Edtech, Fintech, Foodtech, Agritech, Robotics)… Những lĩnh vực này cũng tương tự như nhiều cuộc thi khởi nghiệp trong nước mà Việt Nam phát động.
Chung kết EWC Việt Nam sẽ được livetream trực tiếp trên diendandoanhnghiep.vn và fanpage: Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia - VCCI lúc 10h00 ngày 16/7/2021.
Ông Nguyễn Tiến Trung - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA), Chủ tịch HĐQT Cty CP Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI) cho rằng: “Việt Nam có lợi thế về nhân sự công nghệ như Big Data/AI, SaaS/Enterprise Software, Block chain, IoT nhưng lại gặp rào cản lớn về khả năng kinh doanh, tư duy tài chính và yếu về hiểu biết khách hàng quốc tế, nên gặp nhiều thách thức khi tham gia sân chơi toàn cầu. Việc gọi vốn để có thể Scale up cũng đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳ COVID”.
Năm 2019, dự án INut Platform - IoT Platform - hệ sinh thái kết nối vạn vật cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã vinh dự lọt Top 100 và có mặt tại Thủ đô Riyadh để tranh tài. Năm 2020, do dịch bệnh COVID nên dự án Drone Pro Vietnam – quán quân của EWC Vietnam 2020 phải tham gia EWC theo hình thức online. Kết quả của Inut và Drone Pro trong 2 năm qua cũng dừng bước ở Top 100 và chưa thể tiến xa hơn được như mong muốn.
Nhìn nhận thực tế các dự án khởi nghiệp tham gia EWC 2021, ông Nguyễn Tiến Trung cho rằng các startup đang bị hạn chế về ngoại ngữ (tiếng Anh) và yếu ở thuyết trình.
Để thí sinh Việt Nam có thể tiến xa hơn ở sân chơi toàn cầu, ông Phan Đình Tuấn Anh, giám khảo của EWC Vietnam 2021 gợi ý: “Thế giới đã phẳng hơn bao giờ hết. Hãy tìm cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng qua eCommerce, đừng giới hạn vào kênh truyền thống. Nhất là hãy trau dồi tiếng Anh”.
MONG MUỐN CỦA TOP 4 DỰ ÁN THAM DỰ EWC VIETNAM 2021 Ms. Ngô Thùy Anh - Founder & CEO - Dự án HASUTham gia cuộc thi này, HASU mong muốn được kết nối và tìm thêm những người có chung tầm nhìn và mục đích cống hiến cho xã hội để đồng hành (đối tác, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm...) – cùng với HASU phát triển và nâng cao giá trị cuộc sống cho người cao tuổi. Ms. Nguyen Vo - Founder & CEO - Dự án GreenjoyGreenoy khát khao tìm kiếm các khoản đầu tư, tài trợ, giải thưởng từ các cuộc thi uy tín và quy mô như EWC để mở rộng mô hình kinh doanh, phát triển dự án và tự động hóa quy trình sản xuất một cách nhanh nhất. Ms. Vũ Khánh Huyền - CGO, Co-founder - Dự án AnHome Smart HomeNgoài trải nghiệm thật đáng quý và ý nghĩa với EWC trong suốt thời gian qua, AnHome hy vọng sẽ được đại diện cho nước nhà đi thi đấu với các nước bạn, để khẳng định được năng lực, làm chủ công nghệ và tầm vóc người Việt. Mr. Trần Thanh Tùng - Founder & CEO - Dự án Yêu là đủVới sứ mệnh giúp giải quyết những nhu cầu lành mạnh về giáo dục giới tính, tình yêu cũng như tình dục an toàn, Yêu là Đủ kỳ vọng sau cuộc thi có thể lan tỏa được giá trị về tình yêu và tình dục an toàn cho các bạn trẻ càng ngày càng trọn vẹn hơn, phù hợp hơn, mạnh mẽ hơn. |
Có thể bạn quan tâm