Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông báo hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong vòng hơn 10 năm qua.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã quyết định giảm lãi suất cho vay qua đêm xuống 2% đến 2,25%, thấp hơn 25 điểm cơ bản so với mức trước đó. Khi phê chuẩn việc cắt giảm, FOMC đã lý giải là do những tác động từ diễn biến phát triển không thuận lợi của toàn cầu đối với triển vọng kinh tế Mỹ, cũng như lạm phát không tăng đến mức kỳ vọng.
Ủy ban cũng cho rằng tình hình tăng trưởng “khiêm tốn” và thị trường lao động tích cực, nhưng dù vậy cuối cùng vẫn quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ.Lãi suất chuẩn luôn gắn chặt với thị trường cho vay tiêu dùng và việc giảm lãi suất lần này có khả năng gần như ngay lập tức có tác động làm giảm chi phí tín dụng.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 30/07/2019
05:01, 28/07/2019
11:01, 25/07/2019
05:01, 11/07/2019
Cùng với việc giảm lãi suất 25 điểm cơ bản này, FED cũng để ngỏ khả năng có thể tiếp tục cắt giảm trong tương lai, đồng thời cho biết cơ quan này sẽ hành động phù hợp để duy trì tăng trưởng ổn định, khi tiếp tục đánh giá dữ liệu kinh tế trong thời gian tới.
Có nhiều yếu tố được FED tính đến. Cụ thể, lạm phát thấp cho phép FED có một số tính toán để thực hiện các bước đi chính sách trước mắt mà vẫn hy vọng tránh mức lãi suất tiêu cực. Theo ông Mark Haefele - Giám đốc đầu tư toàn cầu của UBS Wealth Management, vì chỉ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, họ tránh làm cho một số người cảm thấy sốc và kinh ngạc nếu giảm 50 điểm cơ bản.
Vì vậy, giờ đây họ truyền đi thông điệp về việc chính sách sẽ phụ thuộc vào dữ liệu trong khi FED đã cho thấy họ sẵn sàng để áp dụng chính sách linh hoạt. Việc bỏ phiếu ủng hộ cắt giảm lãi suất cũng đi kèm với quyết định kết thúc việc giảm lượng trái phiếu mà ngân hàng trung ương nắm giữ trên bảng cân đối kế toán sớm hơn hai tháng so với kế hoạch.
Tuyên bố sau cuộc họp của FOMC cũng nêu rõ, hành động này hỗ trợ tầm nhìn của FOMC về việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, điều kiện thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát gần mục tiêu 2%, dù sự không chắc chắn về triển vọng này vẫn còn.
Hạ lãi suất đồng USD là biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ của FED nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Song quyết định trên của FED cũng khiến không ít người ngạc nhiên, bởi các số liệu thống kê đều cho thấy kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi tốt và sức khỏe của nền kinh tế số một thế giới là rất lạc quan.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của FED dường như đã nhận thấy những tín hiệu đảo chiều tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian gần đây, và đó là lý do để ngân hàng này hạ lãi suất.
Có thể thấy, Fed đã đi từ một chiến dịch tăng lãi suất ổn định vào năm 2018 và báo hiệu trước về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 7/2019. Ông Powell đã nhiều lần đề nghị rằng Fed xem việc cắt giảm này là một sự điều chỉnh lại tương tự như hai động thái giữa năm 1990, khi Fed cắt giảm lãi suất một chút để đưa nền kinh tế qua những giai đoạn không chắc chắn. Cả hai trường hợp này đã kết thúc với việc giảm lãi suất 0,75 điểm phần trăm.
Cùng với việc cắt giảm lãi suất, FOMC đã quyết định chấm dứt việc giảm số trái phiếu đang nắm giữ trên bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó FOMC cũng cho biết thêm, họ sẽ tiếp tục theo dõi tác động của thông tin đến đối với nền kinh tế triển vọng.
Nếu tình hình kinh tế Mỹ không “xấu đi đáng kể” thì việc FED cắt giảm lãi suất tại cuộc họp lần này sẽ không phải là động thái đánh dấu một chu kỳ cắt giảm lãi suất liên tục. Nhưng điều này có thể tạo ra một làn sóng tương tự trên quy mô toàn cầu. Các Ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Nam Phi và Australia là một trong những nơi giảm lãi suất trong năm 2019. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng cho biết họ sẽ có động thái tương tự vào tháng 9 tới.
Tuy nhiên, điều này lại làm các nhà hoạch định chính sách cảm thấy lo lắng. Việc giảm lãi suất sẽ khiến họ có ít "đạn dược" hơn để chống lại các cuộc suy thoái nghiêm trong. Nó cũng đồng nghĩa với việc các chính phủ sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều khi nền kinh tế của họ gặp khó khăn.