Thông lệ suốt 30 năm qua của Mỹ, nền kinh tế dẫn đầu thế giới, đã phá vỡ cùng với thông điệp của người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 8/2020 theo các chuyên gia dự báo sẽ ở mức 10,2% và có thể tăng cao hơn khi Chương trình Bảo vệ tiền lương (PPP), vốn cấp các khoản vay ưu đãi giúp các doanh nghiệp tiếp tục trả lương cho nhân viên, sẽ hết hạn.
Thế nhưng tỉ lệ này có thể sẽ thay đổi và tích cực hơn khi các quyết sách mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhắm thẳng mục tiêu nâng đỡ thị trường lao động, giảm thất nghiệp.
Đêm qua (theo giờ Việt Nam), nước Mỹ đã có một sự thay đổi lịch sử trong các mục tiêu chính sách. Tại hội nghị trực tuyến chuyên đề thường niên Jackson Hole, Fed đã gạt bỏ thông lệ được duy trì trong 30 năm qua nhằm hỗ trợ thị trường lao động và nền kinh tế.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ không nâng lãi suất trước để ngăn lạm phát có thể tăng cao trong tương lai. Chủ tịch Fed Jerome Powell, trong bài phát biểu trực tuyến của mình, nói rằng, Fed đã áp dụng "mục tiêu lạm phát trung bình" và thừa nhận lợi ích của 1 thị trường lao động khỏe mạnh. Fed vẫn giữ mức mục tiêu lạm phát 2%, nhưng mục tiêu mới là "cố gắng đạt được mức lạm phát trung bình 2%", tức là Fed loại bỏ mức trần lạm phát cố định, sẵn sàng chấp nhận lạm phát tăng lên cao hơn 2%. Và một “biên độ” mới của nước Mỹ phá bỏ hoàn toàn chu kỳ lạm phát thấp sẽ có nghĩa rằng có sự dao động với: Nước Mỹ sẽ để lạm phát tăng cao hơn 2% khi nền kinh tế khỏe mạnh và ở dưới 2% khi kinh tế suy yếu, miễn sao bình quân của một giai đoạn vẫn là 2%.
Quyết định này của Fed, theo người đàn ông quyền lực mà cả thế giới trông vào nhất động các chính sách từ tổ chức ông đứng đầu, đã nhận được “cái gật đầu” từ tất cả 17 quan chức của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) để đưa thay đổi mang tính bước ngoặt này.
Một cách thực tiễn và dễ hiểu nôm na khác, điều đó cũng đồng nghĩa rằng Fed đã sẵn sàng giữ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, với lãi suất sát 0%, kéo dài thêm nữa. Hay, Fed sẽ tiếp tục bơm tiền ồ ạt để tiếp sức cho kinh tế lẫn thị trường lao động Mỹ bước qua giai đoạn ngặt nghèo.
Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã được Fed thực hiện sau một loạt động thái liên tiếp nới lỏng tiền tệ để ứng phó với đại dịch Corona, ngay khi đại dịch này bùng phát dữ dội và có dấu hiệu đe họa kinh tế Mỹ lần toàn cầu gợi nhớ những cuộc khủng hoảng trước như Đại suy thoái 1929-1933 hay Khủng hoảng toàn cầu 2007-2008.
Hơn 5 tháng trước, ngày 15/3/2020, ngay trong ngày Chủ nhật và trước thềm cuộc họp định kỳ sau đó 2 ngày, Fed đã gây bất ngờ lớn khi hạ lãi suất điều hành về 0% và thực hiện một chương trình nới lỏng định lượng (QE) mới với quy mô 700 tỷ USD.
Fed cho biết sẽ duy trì khoảng lãi suất thấp mới này "cho đến khi nào chắc chắn nền kinh tế đã vượt qua các sự kiện gần đây và đang trên đà đạt được các mục tiêu toàn dụng việc làm và ổn định giá cả". Đây là lần đầu tiên sau 5 năm Fed lại đưa lãi suất về mức 0% sau cuộc khủng hoảng kinh tế đợt trước (2008) khiến Fed phải duy trì điều này suốt 7 năm liên tiếp (tới 2015).
Song song đó, Fed cũng giảm cả lãi suất chiết khấu cho vay khẩn cấp từ 1,5% xuống còn 0,25% đồng thời kéo dài kì hạn cho vay lên 90 ngày. Đồng thời hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối xuống còn 0% và sẽ có động thái hợp tác với các NHTW lớn khác như NHTW của Châu Âu, Canada, Anh, Nhật Bản, Thụy Sỹ nhằm tăng cường thanh khoản của đồng đô la trên khắp thế giới thông qua các hợp đồng hoán đổi (swap) với đô la Mỹ.
Hàng loạt biện pháp mạnh tay như trên trong cùng một ngày là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử gần 110 năm của NHTW này. Trong khi đó, gói QE 700 tỷ USD là gói chính sách lớn chưa từng có trong lịch sử của Fed. Nếu tính cả các biện pháp mạnh tay khác mà Fed triển khai trước đó trên thị trường, thì đã và đang có hàng nghìn tỷ USD được Fed khơi chảy.
Với quyết định mới về chính sách chấp nhận biên độ lạm phát mới nhưng không vượt quá mục tiêu, giới chuyên môn quốc tế dự báo nhiều khả năng lãi suất ở mức sát 0% sẽ được giữ kéo dài như một nhân tố yếu tố tích cực đối với nền kinh tế Mỹ. Việc kéo dài mức lãi suất này có thể trong khoảng 5 năm và thậm chí hơn.
Như đợt kéo mặt bằng lãi suất về 0% trong suốt 7 năm để khắc phục khủng hoảng kinh tế ở chu kỳ 10 năm trước. Như vậy, nước Mỹ tiếp tục có điều kiện để được bơm tiền ồ ạt cho đến khi nào tăng trưởng ổn định trở lại, với sự giải cứu, hỗ trợ cho người lao động – khôi phục thị trường có chỉ báo quan trọng phản ánh sức khỏe kinh tế và các quyết sách kế tiếp của quốc gia này.
Cùng với tiền của Fed, và tương lai là vaccine đang được các công ty dược hàng đầu đưa vào thử nghiệm, vaccine tâm lý cho giới đầu tư lập tức được tạo ra. Vaccine tâm lý này có hiệu ứng kháng thể nâng đỡ các kênh đầu tư, tài sản, nguyên liệu hàng hóa đến sản xuất thương mại và tạo ra những dấu hiệu phục hồi thể lực thực sự ở thời gian nào?
Cũng như có hiệu ứng “chia” lạm phát ra sao ra sao cho các nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh mọi quốc gia cũng đã nỗ lực khai thác gần như cạn biên độ chính sách tiền tệ của mình để chống đỡ cuộc chiến chống corona và suy thoái?
Chắc chắn một điều rằng, với vị thế quyền lực của mình và quyết tâm đưa nền kinh tế đạt mục độ toàn dụng lao động, Fed không thể dừng dòng chảy tiền mà đi kèm còn có thể là các chính sách, công cụ biến hóa thậm chí có tính chính trị. Fed cũng không ngay lập tức, chỉ tính một hiệu ứng ngắn.
Có thể bạn quan tâm