FED đã hết "phép", vũ khí lãi suất còn hiệu nghiệm?

Diendandoanhnghiep.vn FED có vẻ ưa sử dụng lý thuyết kinh tế Keynes, nhưng thực tế nền kinh tế Mỹ lúc này cần rất rất nhiều tiền.

FED dự định tăng lãi suất lên 0,75 - 1% vào năm sau

FED dự định tăng lãi suất lên 0,75 - 1% vào năm sau

>> Đằng sau công bố chấn động của FED

Trong cuộc họp kéo dài 2 ngày mới kết thúc, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - “Ngân hàng của các ngân hàng” dự kiến nâng lãi suất 3 lần trong năm 2022 lên 0,75 - 1% so với mức cận 0% như hiện nay, kèm theo đó là tiếp tục thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative Easing/QE), tức là cắt giảm mua trái phiếu hàng tháng ngay từ tháng 1/2022. Theo đó, FED sẽ mua 60 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng bắt đầu từ tháng 1/2022.

Về mặt kỹ thuật, khi FED giảm mua trái phiếu và tích sản sẽ khiến giá trái phiếu giảm xuống, cùng lúc đó lượng tiền cơ sở ít lại. Như vậy, cung tài chính có chiều hướng nhỏ hơn cầu, dẫn đến lãi suất bị đẩy lên.

Động thái của FED được thực hiện khi lạm phát trong nền kinh tế Mỹ tháng 11 đã tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1982. Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: (1) gói kích thích kinh tế đã bơm ra thị trường hàng nghìn tỷ USD; (2) đứt gãy chuỗi cung ứng và chu kỳ siêu giá cả đang được kích hoạt; (3) doanh nghiệp không thể tiêu tiền khi nền kinh tế chưa khỏe trở lại.

Về tổng quan, biến động lãi suất khiến nền kinh tế mất ổn định. Trước hết là tác động vào tâm lý tiết kiệm hay đầu tư, tác động đến nhịp độ tăng trưởng, tổng cung và tổng cầu. Sau đó, biến động lãi suất ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán, do đó ảnh hưởng trực tiếp (tiêu cực) đến giá trị hàng hóa và tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở khía cạnh lý thuyết tài chính, sự biến động của lãi suất tức là thay đổi giá trị nguồn vốn và những khoản cho vay của ngân hàng gây ra rủi ro lãi suất. Điểm tác động cuối cùng là thu nhập và tiêu dùng của cá nhân.

Từ lý thuyết này có thể thấy, biến động lãi suất thường không có lợi. Hay nói cách khác mục tiêu tối thượng của chính sách tiền tệ, tài chính phải là “ổn định lãi suất”. Bởi không thể nói rằng, nền kinh tế ổn định khi dòng tiền bất định.

Mâu thuẫn đầu tiên có thể nhìn thấy là, để có một thị trường việc làm phong phú, kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát nhất định nào đó. Thông thường 2 - 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển.

Động thái mới của FED có thể kiềm chế lạm phát?

Động thái mới của FED có thể kiềm chế lạm phát?

>> FED "đốt nóng" kinh tế Mỹ như thế nào?

Cụ thể, khi giá trị nguồn vốn tăng lên do lãi suất cao, đồng USD sẽ giảm tính phổ biến, ví dụ nhà đầu tư có thể rút vốn về Mỹ; cắt giảm một số hoạt động ngoại thương được giao dịch bằng “đồng bạc xanh”. Những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu và thu hút FDI như Việt Nam sẽ chịu tác động xấu.

Về nguyên tắc, đồng USD tăng giá trị khi lãi suất vay nó bị đẩy lên, cộng hướng với tính khan hiếm tương đối do cầu tăng, điều này phát sinh nhu cầu đầu cơ tiền Mỹ để kiếm lời - theo quan điểm của Keynes. Vô hình dung tỷ giá hối đoái khó đoán định do thị trường “chợ đen” mọc lên thao túng. Thêm một lần nữa các đồng tiền neo giá vào USD và các nước xuất khẩu mạnh chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.

Tuy nhiên, câu hỏi được quan tâm nhất lúc này là FED có thể dùng công cụ tài chính, tiền tệ, lãi suất để giúp kinh tế Mỹ phục hồi? Hay lúc này chính FED cũng dựa vào sức khỏe kinh tế Mỹ để điều chỉnh chính mình?

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy các chuyên gia ở FED rất ưa dùng lý thuyết Keynes. Cho rằng, bản chất của việc chủ động tạo ra tăng cầu tiền tệ thông qua tăng lãi suất là để kích thích thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, qua đó kích thích tiêu dùng.

Trong khi đó trường phái kinh tế học Tân cổ điển đã chứng minh được rằng, khi nền kinh tế hưng thịnh thì lưu thông tiền tệ đạt giá trị cực đại, còn khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì lưu thông tiền tệ đạt giá trị cực tiểu. Họ còn cho rằng, giữa cầu tiền tệ và lãi suất có quan hệ biến thiên và ngược chiều, song chưa đủ cơ sở để chứng minh.

Theo các nhà kinh tế cổ điển, cầu tiền có liên quan mật thiết đế nhu cầu thỏa mãn hàng hóa

Theo các nhà kinh tế cổ điển, cầu tiền tệ có liên quan mật thiết đế nhu cầu thỏa mãn hàng hóa

Các nhà kinh tế học trường phái cổ điển như Adam Smith, David Ricardo và John Stuart Mill kết luận “cầu tiền tệ là một hàm của thu nhập”. Hàm này được diễn giải như sau: quy mô thu nhập của các chủ thể như cá nhân, doanh nghiệp, quyết định đến lượng cầu tiền tệ. Đó là yếu tố thứ nhất.

Nhân tố tiếp theo tác động đến cầu tiền tệ chính là giá cả của hàng hóa. Keynes lập luận, cá nhân hay doanh nghiệp nào đó có nhu cầu nắm giữ tiền trước tiên là do mức giao dịch của cá nhân ấy hay doanh nghiệp đó quyết định. Cùng một lượng hàng hóa không đổi nhưng giá cả tăng lên thì cần lượng tiền nhiều hơn để giao dịch.

Như vậy, có thể chỉ ra tính bất hợp lý khi FED tăng lãi suất: CPI tăng 6,8%, có nghĩa giá hàng hóa tại Mỹ leo thang, tức là doanh nghiệp và người dân cần lượng tiền lớn lớn hơn để giao dịch. Và bây giờ, để tiếp cận vốn đã khó hơn trước do lãi suất dự kiến tăng từ 0,5 - 1%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết FED đã hết "phép", vũ khí lãi suất còn hiệu nghiệm? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713952269 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713952269 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10