GCF tham vọng “chuyển mình”

LÊ MỸ 22/04/2024 02:34

Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food, UpCOM: GCF) đang có lợi thế cạnh tranh trên thị trường khu vực với tham vọng chuyển mình, mở ra hướng công nghệ cao và ESG.

>>>Chiến lược đi bước nhỏ của GCF

 Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của GCF qua các năm.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của GCF qua các năm.

Để nha đam trở thành loại nguyên liệu chủ lực có thể làm nên nền tảng của một doanh nghiệp nông nghiệp ở vùng địa lý khắc nghiệt bậc nhất Nam Trung Bộ của Việt Nam, thì đây chính là tham vọng của “vua nha đam” GCF.

Lợi thế nguyên liệu nha đam

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, GCF đã thông qua kế hoạch doanh thu 573 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế hơn 52 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước. GCF cũng lên cổ hoạch chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu và tiền mặt, tương đương hơn 42 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu như vậy, GCF xác định lợi thế lớn nhất đến từ vùng nguyên liệu. Nhờ đó, nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành tốt hơn giúp biên lợi nhuận gộp tăng trưởng.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT GCF cho hay, trên vùng nguyên liệu rộng lớn, Công ty dự kiến tiếp tục đầu tư mở rộng 2 nhà máy chính là nhà máy sản xuất nha đam CTCP Cánh Đồng Việt và CTCP Nước giải khát Sài Gòn Nhiệt đới - Saigon Tropical Drinks sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Điều này giúp sản lượng sản xuất tăng 150%, giúp tăng doanh thu của Công ty.

>>>Xuất khẩu sang EU: An toàn thực phẩm là yếu tố then chốt

TRƯỜNG ĐẶNGQUỐC TẾ -  03/03/2024, 04:00

Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Văn Thứ, GCF đã đầu tư thành công các hoạt động từ việc cấy mô cây nha đam trong phòng thí nghiệm đến việc đưa cây cấy mô ra và nhân giống. Dự kiến trong 2024-2025, Công ty sẽ cung ứng hàng chục triệu cây nha đam cấy mô, giúp người nông dân trồng trọt hiệu quả hơn và giảm giá thành.

Đây là một trong những hướng đi bền vững đối với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thực phẩm nông nghiệp, trên sự tự chủ nguyên liệu, mở rộng quy mô vườn trồng bằng cơ sở kết hợp cùng người nông dân. Phương thức này đã giúp những công ty nông nghiệp hàng đầu như Lộc Trời xây và giữ vị thế top 1 ngành gạo, lại cũng đang là thách thức đặt ra cho những công ty sản xuất, xuất khẩu cà phê, tiêu nhưng không tính được bài toán “bao tiêu” vùng nguyên liệu với nông dân.

Thận trọng chuyển sàn

Nhằm tăng quy mô sản xuất với các công ty thành viên như nêu, GCF lên kế hoạch phát hành hơn 4,98 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 16%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá sẽ là 50 tỷ đồng.

Dây chuyền chế biến nha đam ở nhà máy rộng 2 ha, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: GCF

Dây chuyền chế biến nha đam ở nhà máy rộng 2 ha, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: GCF


Công ty cũng phát hành tối đa 1,5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp. Số vốn thu được tương đương 15 tỷ đồng sẽ được dùng phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu hoàn tất cả 2 đợt phát hành trên, vốn điều lệ của GCF sẽ tăng từ gần 307 tỷ đồng lên gần 372 tỷ đồng.

Phát hành tạo thặng dư và tăng quy mô vốn sẽ giúp GCF thuận lợi hơn trong các kế hoạch vốn, gồm cả tiếp cận tín dụng lẫn tiếp cận đối tác chiến lược. Trong kế hoạch năm nay, đối tác chiến lược kỳ vọng của GCF ngoài góp vốn cho tham vọng đầu tư mở rộng nhà máy thạch dừa và nha đam ước khoảng 70 tỷ đồng trong vòng 5-7 năm, còn mong đợi có sự đóng góp ở góc độ quản trị.

2 tỷ đồng là kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2024 của GCF, tăng gần gấp 2 lần năm 2023.

Thực tế, mong đợi này không quá khó bởi với định vị công ty đầu tư công nghệ cao sản xuất nông nghiệp, thực phẩm không chỉ là lĩnh vực đang tăng trưởng nóng, đặc biệt khi sản phẩm đầu ra là thực phẩm thiết yếu, mà còn là xu hướng thực hành xanh và ESG thuận lợi nhất.

Dù vậy, cái khó của GCF lại vẫn đang nằm ở chỗ quy mô còn nhỏ, vốn hóa khiêm tốn, đặc biệt cơ cấu cổ đông hơn 80% là tổ chức, khiến sức hút của doanh nghiệp với những nhà đầu tư mong muốn được đầu tư lớn, chi phối lớn…, bị cản lại. Trong khi đó, GCF đã dừng kế hoạch chuyển sàn từ năm 2023 và cho biết, doanh nghiệp cũng dự kiến đến hết 2024 và quý 1/2025, GCF mới đủ điều kiện để chuyển sàn theo quy định hiện hành.

Tới đây, theo ông Thứ, công ty sẽ sớm hoàn thiện chuẩn ESG riêng và sẽ có sự đồng hành của những định chế tài chính riêng cho ngành nông nghiệp. Nhiều cổ đông và nhà đầu tư đang chờ đợi diễn biến chọn nhà đồng hành đặc thù của GCF, như một “case” mà các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô nhỏ có thể nghiên cứu.

Và một trong những diễn biến liên quan đến sở hữu GCF mà nhà đầu tư khá quan tâm là tháng 2/2024, quỹ Bản Việt đã tăng mua CGF và nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên gần 20%. Liệu đây có phải là một trong những tín hiệu cho thấy các tổ chức đi đầu trong đầu tư tài chính và có tầm nhìn chiến lược, đã bắt đầu “đặt cửa” dài hạn với GCF?

Có thể bạn quan tâm

  • Tích hợp công nghệ, phát triển nông nghiệp xanh

    Tích hợp công nghệ, phát triển nông nghiệp xanh

    02:00, 17/04/2024

  • Kỳ vọng gì từ hợp tác nông nghiệp ASEAN - Trung Quốc?

    Kỳ vọng gì từ hợp tác nông nghiệp ASEAN - Trung Quốc?

    03:00, 19/04/2024

  • Đơn hàng của doanh nghiệp khởi sắc, nông nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD

    Đơn hàng của doanh nghiệp khởi sắc, nông nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD

    10:38, 31/03/2024

  • Empower Youth4Food - Chiến dịch sáng tạo hướng tới nông nghiệp bền vững

    Empower Youth4Food - Chiến dịch sáng tạo hướng tới nông nghiệp bền vững

    07:16, 25/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
GCF tham vọng “chuyển mình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO