GDP từ góc nhìn chính sách công: (Bài 3) Vận dụng GDP trong nền kinh tế thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Cần khẳng định rằng Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường.

Trên góc độ kinh tế một trong những đặc trưng chủ yếu của thời kỳ này là giải quyết mối quan hệ giữa các yếu tố thị trường và yếu tố phi thị trường. Đặc trưng này bao trùm lên các nghiên cứu lý thuyết, hoạch định và thực thi chính sách kinh tế. 

Các câu hỏi đặt ra: Trong môi trường thể chế ‘đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ’ các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hoạt động như thế nào?

Liệu có thể nhận diện ‘bàn tay hữu hình’ và ‘bàn tay vô hình’ và cơ chế tương tác giữa chúng đề chỉ ra nội dung hay dự báo xu hướng trung hoặc dài hạn?

Các yếu tố phi thị trường và thị trường tác động đến tăng trưởng như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn, với cường độ và hiệu ứng ra sao?

Chẳng hạn một số can thiệp của chính phủ (trung ương và chính quyền địa phương) vào thị trường có tác dụng như thế nào đối với tăng trưởng?

Ngoài ra, khi chính phủ đảm trách việc xoá đói giảm nghèo thì sao? (Ở đây, Giải Nobel kinh tế 2019 cho thêm gợi ý chính sách hữu ích về xoá đói giảm nghèo để tham khảo).

Và nhiều câu hỏi khác có thể suy ra từ công thức xác định GDP.

Theo cá nhân tôi, mức tăng trưởng GDP luôn mang ý nghĩa quan trọng đối với nước ta. Nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính quyền.

Các mô hình tăng trưởng, ‘sâu hay nông’ đều được giới thiệu trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo chủ yếu ở Việt Nam. Đáng tiếc, việc vận dụng chúng trong nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường còn để lại nhiều khoảng trống để đề xuất các kiến nghị cho chính sách kinh tế.

Một trong những vấn đề chưa có lời giải là làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường như thế nào. Những nỗ lực vận dụng các lý thuyết kinh tế vào điều kiện cụ thể nước ta cũng chưa tạo được cơ sở tin cậy cho chính sách trong dài hạn.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng lý thuyết mang tên nhà kinh tế nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (1883 – 1946) ‘thấm nhuần trong chính sách kinh tế của Việt Nam’ trong một thời kỳ trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khi nhấn mạnh về vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Tuy nhiên, việc vận dụng đã không mang lại kết quả dài hạn. Lý thuyết Keynes được ra đời và triển khai trong điều kiện nền tảng khác: nền kinh tế thị trường và nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Các chính sách ‘dò đá qua sông’ hay học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong bối cảnh ‘bất ổn vĩ mô’ khiến nền kinh tế Việt Nam mang tính chất nhà nước tư bản thân hữu.

Nhiều bài phân tích chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế hiện nay là không bền vững bởi nó lệ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, việc theo đuổi GDP ‘quá thái’ khiến cho nền kinh tế đang phải trả giá về tàn phá môi trường thiên nhiên, nới rộng khoảng cách giàu nghèo và các vấn đề xã hội khác, ‘bệnh thành tích’ đã lan rộng xuống các địa phương, khi mức GDP cấp tỉnh, thành luôn cao hơn đáng kể so với GDP của cả nước.

Có chuyên gia thống kê còn cho rằng 'Còn lao vào tăng trưởng GDP đất nước sẽ ngày càng nợ nần' và đề xuất tính GNI (tổng thu nhập quốc dân) để biết chính xác hơn công dân một nước làm ra bao nhiêu để loại trừ công dân nước ngoài đang làm ăn trên nước họ.

=>> Mời độc giả đón đọc bài 4: Cải cách thể chế là dư địa lớn cho tăng trưởng

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GDP từ góc nhìn chính sách công: (Bài 3) Vận dụng GDP trong nền kinh tế thị trường tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595031 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595031 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10