Giá trị lúa gạo tăng, tại sao phải giảm sản lượng?

DƯƠNG THÀNH 26/11/2022 00:39

Từ hơn 1 tháng nay, Việt Nam không đủ gạo để xuất khẩu, hiện giờ giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang có giá cao nhất thế giới, vậy thì tại sao phải giảm sản lượng?

Đó là vấn đề mà ông , ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông đưa ra trước thực trạng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy sản lượng giảm nhưng giá trị tăng.

Mới đây, ông Nguyễn Văn Đoan - Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP Hồ Chí Minh cho biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gieo trồng lúa gạo lớn, bình quân hàng năm khoảng 4 triệu ha, có nhiều năm cao điểm lên tới 4,3 triệu ha, chiếm khoảng 56% tổng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo cả nước.

>>>Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chờ “luồng xanh” lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy sản lượng giảm nhưng giá trị tăng.

Hiện lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy sản lượng giảm nhưng giá trị tăng

Hiện nay so với năm 2015, diện tích sản xuất lúa tại vùng này từ 4,3 triệu ha nay đã giảm xuống còn 3,8 triệu ha, sản lượng đạt gần 3,8 triệu tấn. Nguyên nhân là do chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái, nuôi thuỷ sản. Tính đến tháng 10/2022, xuất khẩu gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 6 triệu tấn. Dự kiến xuất khẩu gạo năm 2022 đạt trị giá khoảng 2,9 tỷ USD.

“Mặc dù diện tích trồng giảm nhưng giá trị lại tăng, nguyên nhân là do các giống lúa chất lượng cao, đặc sản, nhiều giống lúa chất lượng như ST24, ST25. Tỷ lệ gạo chất lượng cao đạt gần 50%”, ông Đoan lý giải.

Bà Trần Thị Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN), cho biết trong năm 2021, ngành lúa gạo cả nước đã xuất khẩu hơn 6,24 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3,28 tỉ USD. Dự báo năm 2022, xuất khẩu gạo có thể đạt từ 6,3-6,5 triệu tấn. Đáng chú ý, gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang chuyển mạnh từ phân khúc chất lượng thấp sang phân khúc chất lượng cao và đã có mặt trên 172 nước, vùng lãnh thổ.

Trong đó, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 50% lượng lúa cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu. Ngành hàng lúa gạo ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam

>>>Cẩn trọng vấn đề suy giảm xuất khẩu gạo Việt Nam

Theo đại diện Cục trồng trọt tại TP HCM, so với năm 2015, diện tích sản xuất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện giảm từ 4,3 triệu ha xuống còn 3,8 triệu ha, do chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái, nuôi thuỷ sản.

Rõ ràng việc sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt nhiều khó khăn, trong đó đáng quan tâm nhất là thu nhập của nông dân còn thấp. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đặt vấn đề hiện nay có nhiều người cho rằng Đồng bằng Sông Cửu Long không nên trồng lúa nữa, vì ngành hàng lúa gạo mang lại giá trị thấp và người nông dân trồng lúa là người ở tầng thấp trong mức độ thu nhập. Đeo đẳng câu chuyện đó, thành ra mỗi năm có hàng triệu người ở đây phải đi Đồng Nai, Bình Dương làm công nhân.

 Chúng ta phải chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Chúng ta phải chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp"

"Tôi nghĩ rằng ý kiến đó cũng có phần đúng và chúng ta cần tiếp cận khác. Chúng ta phải chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Đó chính là chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Rất nhiều năm chúng ta chạy theo sản lượng, tập trung nhiều giải pháp để tăng sản lượng. Tuy nhiên, tăng sản lượng không đồng nghĩa với tăng thu nhập" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Trước thực trạng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy sản lượng giảm nhưng giá trị tăng, ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông cho rằng đây là một diễn biến tốt.

 >>>Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo

Năm 2023, theo kế hoạch, Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP Hồ Chí Minh cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì diện tích khoảng 3,9 triệu ha, sản lượng 24 triệu tấn, thời vụ tuỳ thuộc vào mùa nước, nhưng ưu tiên xuống giống nhanh, kịp thời vụ.

ông Nguyễn Việt Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông: "Sản lượng giảm nhưng giá trị tăng là một diễn biến tốt"

Ngoài ra, vùng tiếp tục áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật. Ưu tiên hàng đầu là giảm khối lượng giống gieo sạ. Hiện nay đã giảm từ 150 kg/ha xuống còn 120 kg/ha, thậm chí nhiều nơi giảm thấp hơn, còn dưới 100 kg/ha.

Ở góc độ doanh nghiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông nhìn nhận, những năm gần đây, việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đó là áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng lúa gạo, chất lượng giống, quy trình, nhằm mục tiêu quan trọng là nâng cao giá trị xuất khẩu.

“Tuy nhiên về ý kiến giảm sản lượng, tăng thu nhập cho nông dân, cái này tôi hơi nghi ngờ, vì thực tế chúng ta chưa có đề án nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Từ hơn 1 tháng nay, Việt Nam không đủ gạo để xuất khẩu. Trong khi gạo Việt Nam hiện giờ có giá cao nhất thế giới, vậy thì tại sao phải giảm sản lượng”?, ông Việt Anh quan ngại.

Do đó, Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông cho rằng, cần có đề án nghiên cứu kỹ lưỡng về việc có thể giảm sản lượng mà vẫn tăng thu nhập cho người nông dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Năm 2023 - một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo và mía đường

    01:00, 25/11/2022

  • Doanh nghiệp ngành gạo: Giá xuất khẩu tăng, lợi nhuận phân hóa

    05:00, 24/11/2022

  • Tối ưu sản xuất gạo Việt, tận dụng cơ hội xuất khẩu

    11:00, 20/11/2022

  • Gạo Việt còn nhiều dư địa vào thị trường Trung Quốc

    22:42, 19/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá trị lúa gạo tăng, tại sao phải giảm sản lượng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO