Giải bài toán hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều nhà đầu tư nước ngoài không coi việc ưu đãi thuế là điểm chính để đầu tư vào Việt Nam, mà họ mong muốn một môi trường đầu tư thuận lợi, với hiệu quả sản xuất cao.

>> “Sức khoẻ” ngành sản xuất tích cực, nhà đầu tư nước ngoài cược lớn

Điểm sáng trong thu hút vốn

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong năm 2023 là một điểm sáng trong quá trình phát triển và tăng trưởng của kinh tế đất nước, với tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 37 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ.

Nhiều tập đoàn công nghệ hiện đại đã đến Việt Nam, đặt các cơ sở, nền tảng cho hoạt động sản xuất chip, chất bán dẫn, cũng như liên quan đến các yếu tố điện tử,... từ đó làm thay đổi cơ cấu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nhiều tập đoàn công nghệ hiện đại đã đến Việt Nam, đặt các cơ sở, nền tảng cho hoạt động sản xuất chip, chất bán dẫn... làm thay đổi cơ cấu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Việc chuyển hướng từ một quốc gia chủ yếu kêu gọi đầu tư nước ngoài giải quyết vấn đề thâm dụng lao động, thì trong năm 2023 nhất là thời điểm cuối năm có rất nhiều tập đoàn công nghệ hiện đại đã đến Việt Nam, đặt các cơ sở, nền tảng cho hoạt động sản xuất chip, chất bán dẫn, cũng như liên quan đến các yếu tố điện tử,... từ đó làm thay đổi cơ cấu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Điều này cho thấy chúng ta đang thu hút nguồn công nghệ hiện đại hơn, với lao động có trình độ năng lực cao hơn và yêu cầu nâng cao giá trị thực của sản phẩm, cũng là định hướng mà Việt Nam mong muốn. Vì vậy, đây chính là thời cơ để chúng ta có thể tạo sự lan truyền về việc sử dụng công nghệ cao, ứng dụng năng suất lao động mới, làm thay đổi toàn bộ cấu trúc nền sản xuất tại Việt Nam; trong bối cảnh có nhiều thay đổi về địa chính trị, cũng như các yếu tố kinh tế trên toàn cầu đang tạo điều kiện để phía nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy Việt Nam như một địa chỉ phù hợp với đầu tư sản xuất chip điện tử, các linh, phụ kiện đáp ứng nhu cầu cho toàn thế giới.

Có thể thấy, các nhà đầu tư quốc tế đã đánh giá rất cao vị trí của Việt Nam trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn, tôi cho rằng có hai nguyên nhân chính đó là:

Thứ nhất, chúng ta có những đặc điểm đặc biệt khi đã ký 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung cơ bản của các Hiệp định này là mở cửa giao thương quốc tế, giảm thuế quan, phi thuế quan, từ đó tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa đi các nơi dễ dàng.

Thứ hai, Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng hàng chục năm liên tiếp đều ở mức cao, ngay cả trong năm 2023 chúng ta vẫn nằm trong Top 20 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, tiềm năng để các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều đáng mừng thì cũng rất đáng lo, đó là các nhà đầu tư đều mong muốn chúng ta có lực lượng lao động công nghệ trình độ cao, không chỉ dừng lại ở khâu đóng gói, lắp ráp, chế tạo đơn thuần, mà phải vươn đến tầm cao hơn trong tổng giá trị của các sản phẩm công nghệ.

Mặc dù Việt Nam đã có định hướng đào tạo các chuyên gia, lao động trình độ cao nhưng đến nay vẫn đáp ứng được ngay nhu cầu trước mắt của các tập đoàn lớn, đó cũng là vấn đề mà các trường đại học, các trung tâm đào tạo phải liên kết với nhau để giải bài toán về nhân lực cho hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này.

>> Áp thuế tối thiểu toàn cầu: Nâng cấp chiến lược thu hút FDI

Không quá quan ngại về thuế tối thiểu toàn cầu

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

Vừa qua, nhiều nhà kinh tế cho rằng, một trong những ưu đãi để thu hút vốn FDI đó là thuế, nhưng từ năm nay sắc thuế tối thiểu toàn cầu đã bắt đầu lộ trình thực hiện, có thể gây ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chia sẻ với chúng tôi rằng, họ không coi việc ưu đãi thuế là điểm chính để đầu tư vào Việt Nam, mà mong muốn một môi trường đầu tư thuận lợi với hiệu quả sản xuất cao.

Khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì tất cả các doanh nghiệp đa quốc gia đều chịu thuế suất tối thiểu 15% trên toàn thế giới chứ không riêng Việt Nam. Vì thế sẽ không phải quá lo ngại vấn đề này, mà câu chuyện là làm sao để thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn rót vào công nghệ.

Bên cạnh đó, phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, đơn cử như về cơ sở hạ tầng. Hiện các tập đoàn lớn đều đòi hỏi vấn đề cơ bản như có nguồn điện, nước ổn định, các trung tâm nghiên cứu R&D của các tập đoàn đều rất lớn, họ sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD nhưng nếu điện, nước, đường truyền... không ổn định thì họ không thể nghiên cứu ứng dụng được.

Chứng ta cần tránh xảy ra tình trạng như năm 2023 thường xuyên bị mất điện và phải quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện xử lý chất thải, khí thải đáp ứng các yêu cầu xanh hoá nền kinh tế, sản xuất, giúp sản phẩm của các tập đoàn đáp ứng được yêu cầu về giảm phát thải theo xu hướng chung.

Thêm một yếu tố rất quan trọng mà tôi đã đề cập trong lĩnh vực công nghệ cao đó là con người, trong đó tính ổn định của lực lượng lao động đóng vai trò then chốt. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, để khi Việt Nam áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu thì cần phải xử lý thêm nhiều vấn đề khác để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể giảm thấp chi phí mà lợi nhuận vẫn cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải bài toán hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714305805 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714305805 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10