Giải bài toán về sử dụng nhân tài

Diendandoanhnghiep.vn Nhân tài là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước hùng cường; là tiềm lực và sức mạnh của quốc gia; là hạt nhân của nền kinh tế trí thức; là yếu tố then chốt của sự phát triển.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành dự thảo quyết định phê duyệt “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài”. Đáng chú ý, dự thảo nhấn mạnh tinh thần, thu hút, trọng dụng nhân tài theo hướng “có vào, có ra; có lên, có xuống” trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; trở thành bình thường trong công tác cán bộ, nhằm khuyến khích, tạo môi trường, cơ hội cho người có triển vọng tài năng và tài năng thực sự phát triển.

Sai lầm có tính đá tảng về chọn lựa và sử dụng nhân sự hiện nay là sử dụng nhân sự như là nhân tài toàn năng và phát hiện nhân sự chỉ bằng một phương cách duy nhất, dựa trên cơ sở đề cử của một số cá nhân có quyền, dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng quyền lực, lạm dụng và lộng hành. Việc cất nhắc, bổ nhiệm vẫn dựa vào các yếu tố “quan hệ, tiền tệ” thì chắc chắn sẽ là lực cản rất lớn đối với việc cải thiện môi trường làm việc.

Dẫn chứng đó là câu chuyện “cả họ làm quan” này hình như đã được “phổ cập”  khắp Bắc, Trung, Nam: Hà Giang, Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định,  Đăk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Long An… Ngoài ra, với tư duy bổ nhiệm cán bộ theo kiểu “sống lâu lên lão làng” cũng là một “điểm trừ” trong thu hút nhân tài vào cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh đó, chuyện người giỏi, người tài chưa được trọng dụng một cách xứng đáng, vấn đề chưa phải là chuyện đãi ngộ, lương bổng mà ở chỗ là chúng ta không tôn trọng đúng mức người tài, không tạo điều kiện cho người tài được phát huy.

Người ta có thể dễ dàng tôn vinh một anh thợ giỏi có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhưng người ta lại sẵn sàng dè bỉu, chê bai một lãnh đạo có phong cách quản lý mới, độc đáo, dám làm dám chịu. Lý do của tình trạng này là vì chúng ta hiểu chưa đúng hoặc làm không đúng về cơ chế lãnh đạo tập trung dân chủ, chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đây thực sự là hòn đá tảng ngăn cản những người có thực tài phát huy tối đa năng lực và trí tuệ của mình.

Thực tiễn lịch sử nhân loại và lịch sử đất nước đều chứng minh rằng, nhân tài là yếu tố căn bản, gốc rễ để thay đổi diện mạo quốc gia, dân tộc. “Chiếu lập học” của Hoàng đế Quang Trung, do Nguyễn Thiếp phụng soạn có viết: “Lập quốc dĩ giáo học vi tiên/Bình trị dĩ nhân tài vi bản” là vì vậy. Các quốc gia trong khu vực châu Á thuộc nhóm NICs ở cuối thế kỷ trước (các nước công nghiệp mới) đều bắt đầu kiến tạo nền tảng phát triển của quốc gia từ chính sách trọng dụng nhân tài.

Các triều đại về sau, từ Lý, Trần, Lê cho đến triều Nguyễn thường xuống “Chiếu cầu hiền”, gắn với các kỳ thi tam trường, với 4 môn thi và quy chế rất khắt khe (Kinh sách, chế chiếu, thi phú, văn sách) để phát hiện, thực bồi và trọng dụng nhân tài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết thì phải có nhân tài”. Và để chọn lựa nhân tài và sử dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngại ngần mời cả những người không đảng phái (cụ Huỳnh Thúc Kháng, luật sư Phan Anh, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên) hoặc những người đối lập (Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh) tham gia Chính phủ Liên hiệp.

Đồng thời, Người mạnh dạn sử dụng nhân tài trẻ như phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp lúc ông mới 37 tuổi, bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho ông Nguyễn Văn Huyên (một người không phải là Đảng viên) lúc ông mới 38 tuổi.

Nhưng cũng khá nghiêm khắc khi nhân tài vi phạm kỷ cương phép nước như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người quyết định án tử hình đối với Đại tá Trần Dụ Châu, nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu vì tội tham nhũng. Và rồi Người đã nói: “Có tài không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

Thực tiễn hiện hay cho thấy, việc ban hành một “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài”, làm cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật tương ứng là vô cùng cấp thiết, nhất là trong bối cảnh đất nước đang cần một lực lượng nhân lực chất lượng cao trên mọi lĩnh vực của đời sống để thích ứng với những biến đổi nhanh chóng, toàn diện từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Nếu quốc gia sử dụng được các nhân tài trên mọi lĩnh vực thì dân giàu nước mạnh. Nếu quốc gia chỉ sử dụng những kẻ bất tài vô dụng, phường giáo áo túi cơm thì dân nghèo, nước yếu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải bài toán về sử dụng nhân tài tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705524 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705524 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10