Giải ngân vốn đầu tư công: Cuộc đua… “khó cán đích”?

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc đua giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương trong năm 2022 chỉ còn hơn 1 tháng, thế nhưng tiến độ giải ngân tại nhiều dự án ở các tỉnh, thành phố vẫn chỉ đạt ở mức trên, dưới 50%.

>> Vì đâu giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm?

Khó cán đích…

Theo số liệu thống kê, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn khá thấp, nhiều địa phương đạt dưới 30%. Đáng chú ý, mặc dù thời gian cho cuộc đua không còn nhiều, thế nhưng nhiều hạng mục tại các dự án còn khá ngổn ngang, trong đó, nguyên nhân chậm giải ngân xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm: chậm GPMB, vốn đối ứng của địa phương không có (do không đấu giá được đất), đặc biệt xuất hiện cả những nguyên nhân do nhà thầu thi công yếu kém…  Một bài toán khó giải sẽ khiến cuộc đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, của nhiều địa phương khó có thể cán đích.

Cuộc đua giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương trong năm 2022 chỉ còn hơn 1 tháng, thế nhưng tiến độ giải ngân tại nhiều dự án ở các tỉnh, thành phố vẫn chỉ đạt ở mức trên, dưới 50%.

Cuộc đua giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương trong năm 2022 chỉ còn hơn 1 tháng, thế nhưng tiến độ giải ngân tại nhiều dự án ở các tỉnh, thành phố vẫn chỉ đạt ở mức trên, dưới 50%.

Đơn cử, theo số liệu báo cáo về tổng vốn đã giải ngân của TP.HCM đến nay chỉ đạt hơn 10.379 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 27,3% tổng kế hoạch vốn được giao (trong tổng số 37.996 tỷ đồng). Trong đó, có đến 50% số quận, huyện có tỷ lệ giải ngân đầu tư công dưới 50%. Đặc biệt, có tới 7 quận, huyện giải ngân chưa tới 1% vốn bồi thường giải phóng mặt bằng; các dự án giao thông trọng điểm có tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 9,5%.

Tương tự, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Phú Yên cũng chỉ đạt 30%. Những nguyên nhân chậm giải ngân có cả những yếu tố chủ quan, như: "không đấu giá đất kịp tiến độ" để bổ sung vốn từ ngân sách địa phương cũng khiến các dự án "giậm chân tại chỗ".

Đáng chú ý, trong các nguyên nhân chậm giải ngân, như: chậm giải phóng mặt bằng, không đấu giá được đất, thì nguyên nhân do nhà thầu thi công bê bối, yếu kém về năng lực cũng là một thực trạng làm hưởng khá lớn đến quá trình giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương.

Đến cuối tháng 8/2022 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh chỉ đạt khoảng 30% (thấp hơn các năm trước và thấp hơn mức trung bình cả nước 39,15%).

Hiện tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Phú Yên chỉ đạt khoảng 30% (thấp hơn các năm trước và thấp hơn mức trung bình cả nước 39,15%).

Điển hình, theo số liệu báo cáo mới nhất của tỉnh Kiên Giang, cho thấy: Nhiều dự án giao thông quan trọng tại tỉnh Kiên Giang đang trong tình trạng ì ạch về tiến độ. Không ít lần, chủ đầu tư phải ra văn bản nhắc nhở hàng lạt các nhà thầu thi công do trễ tiến độ. Tuy nhiên, hiện tình hình vẫn chưa có tiến triển và ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu giải ngân vốn công bố trí trong kế hoạch năm 2022 cho các dự án.

Cụ thể, trong năm 2022, tỉnh Kiên Giang có 11 dự án chuyển tiếp được bố trí hơn 946 tỷ đồng vốn đầu tư công. Đến giữa tháng 10/2022, thì có tới 8/11 dự án tiến độ thi công bị chậm vì nhiều lý do, trong đó, có lý do chủ quan xuất phát từ phía các nhà thầu yếu kém. Nếu tình hình không được cải thì mục tiêu giải ngân hết số vốn khoảng hơn 550,69 tỷ đồng bố trí trong năm nay cho 8 dự án giao thông quan trọng sẽ không thể cán đích.

>>  Đề xuất 5 nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công các tháng còn lại năm 2022

… vì nhà thầu thi công yếu kém

Đặc biệt, theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công tỉnh giao thông (BQLDA giao thông) tỉnh Kiên Giang cho thấy, dự án đường ven biển từ Rạch Giá đi Hòn Đất được bố trí 110 tỷ đồng trong năm 2022, tổng giá trị hợp đồng các gói thầu xây lắp là 546,9 tỷ đồng, thời gian hoàn thành 31/12/2022. Tuy nhiên, tới 15/10 giá trị giải ngân 50,2 tỷ đồng, đạt 45,66% kế hoạch năm 2022. Lũy kế giá trị thực hiện 318,5 tỷ đồng, đạt 58,24% tổng giá trị hợp đồng. BQLDA giao thông đánh giá, tiến độ thi công Dự án đang rất chậm. Dự án này do liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn- Tổng Công ty 319- Công ty CP Trường Sơn 185, thực hiện nhưng có tiến độ thi công khá chậm.

Đáng nói, trong dự án này, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn đã ngưng thi công toàn bộ công trình. Ban này đã nhiều lần nhắc nhỡ, cảnh cáo bằng văn bản đới với Tổng Công ty Trường Sơn (2 lần nhắc nhở và 1 lần thông báo cảnh cáo), Tổng Công ty 319 (2 lần nhắc nhở), Công ty Trường Sơn 185 (9 lần nhắc nhở, 1 lần thông báo cảnh cáo). Và mặc dù chủ đầu tư đã có nhiều văn bản nhắc nhở, thế nhưng tình hình không có chuyển biến. Hiện tại, Ban này đã giao thầu phụ là Công ty Thuận Phát EC thực hiện một phần khối lượng đảm nhận của liên danh nhà thầu trên với giá trị khoảng 74 tỷ đồng.

dự án Cảng hành khách Rạch Giá tiến độ thi công phần khối lượng do Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn thi công cũng đang khá chậm so với tiến độ hợp đồng, song dự án này cũng đang ngưng thi công từ ngày 10/7/2022 đến nay.

Dự án Cảng hành khách Rạch Giá (Kiên Giang), tiến độ thi công phần khối lượng do Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn thi công cũng đang khá chậm so với tiến độ hợp đồng, song, dự án này cũng đang ngưng thi công từ ngày 10/7/2022 đến nay.

Tương tự, Dự án nâng cấp mở rộng đường Dương Đông- Cửa Cạn- Gành Dầu và xây dựng mới nhánh nối đường trục Nam – Bắc có kế hoạch vốn năm 2022 là 221,7 tỷ đồng. Tới nay, giá trị thực hiện đạt 126,3 tỷ đồng, đạt 57% kế hoạch; giá trị giải ngân 84,6 tỷ đồng, đạt 38,17% kế hoạch. Hai nhà thầu đảm nhiệm thi công Dự án này là Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn và Tổng Công ty 319 đang trong tình trạng thi công cầm chừng. Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn thi công cầu Cửa Cạn, đang khá chậm so với cam kết. Các nhà thầu này cũng bị BQLDA nhiều lần nhắc nhở, cảnh cáo bằng văn bản. Cụ thể, Tổng Công ty Trường Sơn bị 7 lần nhắc nhở, Tổng Công ty 319 bị 4 lần nhắc nhở và 2 lần thông báo cảnh cáo. Song tình hình tiến độ thi công dự án không chuyển biến tích cực.

Tiếp đến, dự án Cảng hành khách Rạch Giá tiến độ thi công phần khối lượng do Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn thi công cũng đang khá chậm so với tiến độ hợp đồng, song dự án này cũng đang ngưng thi công từ ngày 10/7/2022 đến nay.

Trước vấn đề trên, BQLDA giao thông cũng nhắc nhở 5 lần, cảnh cáo bằng văn bản 2 lần nhưng tình hình thi công không chuyển biến tích cực. Đối với nhà thầu thi công Dự án đường ven sông Cái Lớn, Tổng Công ty 319 cũng bị Chủ đầu tư cảnh báo đỏ với 4 lần nhắc nhở, 1 lần cảnh cáo bằng văn bản. Dự án cải tạo, nâng cấp đường vào khu căn cứ Tỉnh ủy ở U Minh Thượng tiến độ thi công của rất chậm. Đơn vị thi công, Công ty CP Xây lắp Thành An 96 chưa bố trí thiết bị, xe máy, nhân lực theo phương án thi công nêu hồ sơ dự thầu và hiện chỉ bố trí 1 mũi thi công mặt đường. Một Dự án nữa là Cải tạo, nâng cấp QL61 tiến độ thi công cũng được đánh giá chậm chạp bởi nhà thầu thi công, liên danh Công ty CP công trình 207- Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát chưa bố trí thiết bị, xe máy, nhân lực theo phương án thi công.

Trước những bất cập các nhà thầu thi công bê bối, yếu kém làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình, tiến độ giải ngân, trao đổi với PV Diễn đàn doanh nghiệp, ông Châu Hồng Kỳ - Giám đốc BQLDA giao thông Kiên Giang, cho biết: sau khi nhắc nhở, đôn đốc các nhà thầu một số nhà thầu đã huy động lại thiết, bị nhân lực thi công. Đối với, một số nhà thầu chưa có chuyển biến tích cực, BQLDA đã cắt bớt khối lượng giao cho nhà thầu phụ thi công để đảm bảo tiến độ. Ngoài tháo gỡ vướng mắc chậm tiến độ từ phía nhà thầu, BQLDA giao thông tỉnh Kiên Giang cũng phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan để gỡ vướng vấn đề bồi hoàn, giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch cục bộ... cho các dự án.

Cũng theo ông Kỳ, tính tới giữa tháng 10/2022, tiến độ giải ngân các dự án quan trọng tại Kiên Giang như: Đường ven biển từ Rạch Giá đi Hòn Đất, đạt 45,6%; Nâng cấp mở rộng đường Dương Đông– Cửa Cạn– Gành Dầu và xây dựng mới nhánh nối đường trục Nam – Bắc, đạt 38,17%; Cảng hành khách Rạch Giá, đạt 32,3%; Đường ven sông Cái Lớn (đi qua địa bàn huyện An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và một phần huyện Gò Quao), đạt 32,07%; Cải tạo, nâng cấp đường vào khu căn cứ Tỉnh ủy ở U Minh Thượng, đạt 68,35%; Xây dựng 7 cầu thuộc dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh ĐT.964, 22,6%; Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh ĐT.963B (đoạn Bến Nhứt – Giồng Riềng), 41,46%; Cải tạo, nâng cấp QL61, đạt 8,85% so với kế hoạch năm 2022.

Còn theo báo báo cáo mới đây nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, năm 2022, vốn công bố trí kế hoạch cho các dự án do Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư là 987,301 tỷ đồng (cho 9 dự án) và 398,4 tỷ đồng vốn kéo dài từ năm 2021 sang. Tính tới 15/10, tổng giá trị thực hiện của các dự án giao thông tỉnh Kiên Giang là 766,5 tỷ đồng, tương đương 55,31%; tổng giải ngân đạt 492,3 tỷ đồng, tương đương 35,53% so với kế hoạch, thấp hơn nhiều so với con số 50,17% theo kế hoạch về tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh Kiên Giang.    

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải ngân vốn đầu tư công: Cuộc đua… “khó cán đích”? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711679699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711679699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10