Giải ngân vốn đầu tư công: Vì sao TP.HCM vẫn còn những dự án 0 đồng?

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 10/10/2023 00:06

TP.HCM trước mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2023, song, mặc dù thời gian đã bước sang quý 4 nhưng có tới 13/21 quận/huyện đạt giải ngân dưới 50%, trong đó có 3 quận/huyện giải ngân 0 đồng.

>>Để đầu tư công phát huy vai trò "vốn mồi" của nền kinh tế

Do giá đền bụ thấp…

Đáng nói, những nguyên nhân khiến dự án chậm giải ngân vốn đầu tư công không có phát sinh mới ngoài việc chậm giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những nguyên nhân chính đã tồn tại từ nhiều năm và không chỉ riêng TP.HCM, mà đa phần các địa phương khác trong cả nước cũng đều vướng phải. Mấu chốt của việc không thể giải phóng mặt bằng xuất phát từ việc giá đền chưa thực sự hợp lý, nhiều người dân và cử tri cho rằng giá đền bù quá thấp khiến việc thoả thuận của các bên không gặp được nhau. Người dân mất đất, mất nhà không thể ra chỗ ở mới kể cả Nhà nước có chính sách hỗ trợ tái định cư, nhưng cũng chỉ đủ tiền mua đất, đóng thuế, còn tiền xây nhà thì không thể kể cả xây nhà tại các huyện ngoại thành.

Tính đến ngày 13/9, TP.HCM giải ngân 11.625 tỉ đồng, tương đương hơn 43%. Trong số 155 dự án giao vốn bồi thường năm 2023, có 24 dự án chậm tiến độ và 101 dự án chưa giải ngân, tập trung ở TP.Thủ Đức, H.Củ Chi, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.8 và Q.12.

Tính đến ngày 13/9, TP.HCM giải ngân 11.625 tỉ đồng, tương đương hơn 43%. Trong số 155 dự án giao vốn bồi thường năm 2023, có 24 dự án chậm tiến độ và 101 dự án chưa giải ngân, tập trung ở TP.Thủ Đức, H.Củ Chi, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.8 và Q.12.

Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân vốn bồi thường, Sở TNMT đặc biệt lưu ý đến công tác trình, thẩm định, phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường.

Theo Quyết định 05/2022 của UBND TP.HCM, từ khi có thông báo thu hồi đất đến khi UBND TP.HCM phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất khoảng 240 ngày (8 tháng).

Đặc biệt, mới đây, trong chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các địa phương chuẩn bị thật kỹ đơn giá bồi thường để UBND TP.HCM phê duyệt tất cả dự án trước ngày 30/7/2023. Thời gian còn lại, địa phương tập trung chi trả bồi thường, vận động thuyết phục người dân.

Theo báo cáo của Sở TNMT TP.HCM tại 21 quận/ trên địa bàn TP tính đến 13/9/2023 thì chỉ có 8 quận/huyện đạt tỉ lệ giải ngân trên 50% về giải phóng mặt bằng, gồm: quận 7 đạt tỉ lệ giải ngân 80%, quận 8 đạt tỉ lệ giải ngân 61%, quận 11 đạt 74%, quận Bình Tân 62%, quận Tân Bình 60%, huyện Củ Chi đạt 71% và huyện Nhà Bè đạt 74%.

Trong khi có tới 13/21 quận/huyện đạt tỉ lệ giải ngân dưới 50%, trong đó có 3 quận/huyện giậm chân tại chỗ về tỉ lệ giải ngân (tức 0 đồng), gồm: quận 3 với tổng vốn bồi thường 423 tỉ, giải ngân 0%; quận 5 với tổng vốn bồi thường 558 tỉ, giải ngân 0%; quận 6 với tổng vốn bồi thường là 34 tỉ, tỉ lệ giải ngân 0%.

Đáng chú ý, TP Thủ Đức là địa phương có nhiều dự án triển khai và lớn nhất TP có tổng vốn bồi thường là 9.920 tỉ, nhưng cũng chỉ giải ngân được 3.037 tỉ, đạt lệ giải ngân 30%. Và đây có lẽ là những áp lực lớn nhất trong cuộc chạy đua của TP.HCM trước mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2023.

tới 13/21 quận/huyện đạt tỉ lệ giải ngân dưới 50%, trong đó có 3 quận/huyện giậm chân tại chỗ về tỉ lệ giải ngân (tức 0 đồng), gồm: quận 3 với tổng vốn bồi thường 423 tỉ, giải ngân 0%; quận 5 với tổng vốn bồi thường 558 tỉ, giải ngân 0%; quận 6 với tổng vốn bồi thường là 34 tỉ, tỉ lệ giải ngân 0%.

Tính tới ngày 13/9/2023, TP.HCM có tới 13/21 quận/huyện đạt tỉ lệ giải ngân dưới 50%, trong đó có 3 quận/huyện giậm chân tại chỗ về tỉ lệ giải ngân (tức 0 đồng), gồm: quận 3 với tổng vốn bồi thường 423 tỉ, giải ngân 0%; quận 5 với tổng vốn bồi thường 558 tỉ, giải ngân 0%; quận 6 với tổng vốn bồi thường là 34 tỉ, tỉ lệ giải ngân 0%.

Điểm lại một số dự án trên địa bàn TP Thủ Đức cho thấy, dù đã có kế hoạch mở rộng đường để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nhưng trên thực tế thì dự án đang đứng hình vì không thể bồi thường, giải phóng mặt bằng...

Đơn cử, dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai đoạn từ ngã ba đường Lò Lu đến đường Nguyễn Duy Trinh (thuộc P.Trường Thạnh và Long Trường) được giao vốn bồi thường 190 tỉ đồng; đoạn từ D2 khu công nghệ cao đến Lê Văn Việt có vốn bồi thường 282 tỉ đồng (thuộc P.Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B), thế nhưng cả 2 đoạn này đều chưa giải ngân đồng nào. Vướng mắc của dự án này liên quan việc phân bổ quỹ nhà đất tái định cư và phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường.

Trên đường Lã Xuân Oai còn có dự án cầu Tăng Long khởi công cuối năm 2017, dự kiến hoàn thành năm 2019 nhưng được hơn 30% khối lượng cũng "đứng hình" vì vướng mặt bằng. Suốt 4 năm qua, người dân vẫn ngóng chờ ngày dự án khởi động trở lại nhưng địa phương chưa chốt thời điểm bàn giao mặt bằng. Trong khi chờ dự án, lựa chọn duy nhất của người dân là cây cầu sắt tạm thời.

Cũng trên địa bàn TP.Thủ Đức, đường Lò Lu dài khoảng 2,5 km nối từ đường Lã Xuân Oai đến đường Nguyễn Xiển cũng chung cảnh ngộ. Dù đoạn đường chỉ rộng 6m - 10 m nhưng đây là trục đường chính nên lượng lớn ô tô, xe tải buộc phải đi qua thường xuyên. Dự án mở rộng đường Lò Lu được giao vốn bồi thường 105 tỉ đồng (đoạn qua P.Trường Thạnh) nhưng đến giữa tháng 9/2023 vẫn chưa giải ngân đồng nào dù đã được phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất từ năm 2022.

>>Xử lý rốt ráo các rào cản đầu tư công

Xử lý dứt điểm các dự án dang dở…

Theo đánh giá của Sở TN-MT TP.HCM, TP.Thủ Đức có số dự án nhiều, số vốn được giao cũng lớn, trong đó có nhiều dự án dở dang, kéo dài. Để đạt tiến độ giải ngân cao, địa phương này cần tập trung xử lý dứt điểm các dự án dang dở và hai dự án vốn lớn là Vành đai 3 (6.539 tỉ đồng) và nút giao Mỹ Thủy (1.044 tỉ đồng). Với con số này, Sở TNMT cho rằng nếu không có sự đột phá thì dự báo đến cuối năm, Thủ Đức không đạt tỷ lệ giải ngân 95%.

Không riêng gì TP.Thủ Đức, thì danh sách 13 địa phương đạt tỉ lệ giải ngân thấp dưới 50% cũng được dự báo không đạt tỷ lệ giải ngân 95% vốn bồi thường năm 2023. Trong đó, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận 12 và quận 5 cũng được xem là đáng báo động. Cụ thể, trong năm 2023, mặc dù quận 5 chỉ có 3 dự án bồi thường, gồm: dự án xây dựng trường chuyên biệt Tương Lai, dự án trung tâm y tế quận và dự án xây dựng kênh Hàng Bàng, với tổng vốn được giao hơn 587 tỉ đồng nhưng cũng chưa giải ngân đồng nào. Trong đó, xây dựng kênh Hàng Bàng là dự án trọng điểm của TP.HCM, đi qua hai quận (quận 5 và quận 6), điểm đầu là đường Vạn Tượng, điểm cuối nối ra kênh Lò Gốm.

Theo kế hoạch, Dự án này được phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020 nhưng tiến độ chậm nên phải kéo dài sang giai đoạn 2021 - 2025. Tại kỳ họp giữa năm 2022, HĐND TP.HCM thông qua nghị quyết tăng tổng mức đầu tư và kéo dài thời gian thực hiện 16 dự án chậm triển khai, trong đó dự án kênh Hàng Bàng tăng từ 188 tỉ đồng lên 779 tỉ đồng. Tương tự, dự án cầu Tăng Long cũng tăng tổng mức đầu tư từ 238 tỉ đồng lên 688 tỉ đồng, phần lớn do đội vốn chi phí bồi thường.

Tại kỳ họp giữa tháng 9/20213, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh: "Kiên quyết xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công".

Liên quan tới chậm giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP, mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản yêu cầu Sở KH-ĐT phối hợp các sở ngành, địa phương và chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và tham mưu thực hiện các chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

Yêu cầu này của UBND TP.HCM đưa ra sau khi Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM liên tục có 2 văn bản đôn đốc, nhắc nhở công tác đầu tư công vào cuối tháng 8 và giữa tháng 9/2023.

Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đánh giá tiến độ giải ngân đầu tư công tuy có nỗ lực, bước đầu có chuyển biến tích cực nhưng chưa đạt theo kỳ vọng. Điều đó đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải cố gắng, tập trung cao, quyết liệt hơn nữa trong kiểm tra, giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để đạt tỷ lệ giải ngân từ 95% trở lên.

Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM lưu ý các cơ quan, đơn vị khẩn trương đề ra giải pháp, lộ trình, phân công cụ thể, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy định, nhất là dự án liên quan bồi thường giải phóng mặt bằng và các công trình trọng điểm, có vốn lớn. Bên cạnh đó, tập trung rà soát, chỉ đạo quyết liệt sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thường xuyên. "Kiên quyết xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công", Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh.

Năm 2023, TP.HCM có 271 dự án bồi thường có vốn gần 27.000 tỉ đồng (chiếm 39% tổng vốn đầu tư công), bao gồm 116 dự án của năm 2022 chuyển qua và 155 dự án mới của năm nay. Tính đến ngày 13/9, TP.HCM giải ngân 11.625 tỉ đồng, tương đương hơn 43%. Trong số 155 dự án giao vốn bồi thường năm 2023, có 24 dự án chậm tiến độ và 101 dự án chưa giải ngân, tập trung ở TP.Thủ Đức, H.Củ Chi, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.8 và Q.12.

Có thể bạn quan tâm

  • Mở rộng không gian chính sách cho đầu tư công

    20:08, 05/10/2023

  • Hải Phòng: Tập trung cao độ cho giải ngân vốn đầu tư công

    01:07, 05/10/2023

  • Xử lý rốt ráo các rào cản đầu tư công

    19:23, 02/10/2023

  • Để đầu tư công phát huy vai trò "vốn mồi" của nền kinh tế

    03:30, 01/10/2023

  • Lần đầu tiên giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng vượt mức 50%

    03:14, 01/10/2023

  • Nam Định: “Thúc” giải ngân đầu tư công

    01:49, 07/04/2023

  • Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân đầu tư công trong 2023

    22:07, 02/02/2023

  • KINH TẾ 2023: 6 giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công

    11:05, 17/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải ngân vốn đầu tư công: Vì sao TP.HCM vẫn còn những dự án 0 đồng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO