Giải pháp cho đường sắt tốc độ cao: Đô thị ăn theo đường sắt

THIÊN BÌNH thực hiện 30/06/2023 03:00

Giải pháp đúng hướng sẽ là những chìa khóa thành công để Dự án đường sắt tốc độ cao có tính khả thi một cách toàn diện, kịp đến năm 2036 kỷ niệm 100 năm tuyến đường sắt Xuyên Việt.

>>Hai phương án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

LTS: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó, dự án đường sắt tốc độ cao được xem là một điểm nhấn quan trọng.

Chia sẻ với DĐDN, TS.Hoàng Minh Sơn - Chuyên gia thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao cho rằng, chúng ta có thể tự hào là đã tự chủ xây dựng được tuyến Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trở thành trục động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Vậy giải pháp tốt nhất cho dự án đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam hiện nay là gì, thưa ông

Theo số liệu của Tư vấn thẩm tra là liên danh UTCV - EVO - ARUP – HP thì hiện nay trên thế giới, có 18 nước sử dụng đường sắt tốc độ cao có vận tốc 200-300 km/h, tổng chiều dài 39.353,70 Km, chiếm 70%; có 5 nước sử dụng đường sắt tốc độ 300-350 km/h km/h, tổng chiều dài 16.251 km/h chiếm 29%. Hầu hết các nước phát triển đường sắt tốc độ cao với vận tốc trên 300 km/h đều là những nước làm chủ về công nghệ đường sắt tốc độ cao, có mạng lưới đường sắt vận tải hàng hóa hoàn chỉnh.

Việt Nam là đất nước đang phát triển cũng như mới bắt đầu nghiên cứu và xây dựng dự án có công nghệ cao như thế này. Bất cứ dự án nào, đặc biệt là một dự án rất lớn thì mục tiêu cao nhất vẫn là hiệu quả về kinh tế.

Chúng ta không thể đầu tư một dự án mà ngay sau khi xây dựng xong, đưa vào vận hành khai thác rồi để thua lỗ được. Do dự án có tầm nhìn từ 50 năm, thậm chí 100 năm nên cần phải được nghiên cứu rất kỹ. Theo Tư vấn thẩm tra là liên danh UTCV - EVO - ARUP – HP đề xuất đã được Bộ KH&ĐT và Bộ GTVT thống nhất thì dự án đường sắt tốc độ cao cần được định hướng như sau:

Cấp tốc độ: Cấp vận tốc thiết kế và khai thác cho dự án là 250/225 km/h đối với tàu khách tốc độ cao và tàu hàng tốc độ cao; 180/160 km/h đối với tàu khách liên vùng và tàu hàng Container. Đây là xu hướng của các nước đã và đang xây dựng đường sắt tốc độ cao trên thế giới. Với cấp tốc độ này sẽ giảm đáng kể tổng mức đầu tư, tiết kiệm chi phí vận hành khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế, khai thác được với tàu liên vùng và tàu hàng.

Chạy chung giữa tàu hàng và tàu khách: Nếu khai thác với vận tốc 300 – 320 km/h và chỉ khai thác với tàu khách sẽ không phát huy tối đa năng lực của dự án, không giải quyết được các bức thiết hiện nay của nền kinh tế là giảm chi phí Logistics, rủi ro về doanh thu là rất cao, hiệu quả dự án thấp.

Việc chạy chung giữa tàu khách và tàu hàng sẽ phát huy tối đa năng lực của dự án, tăng doanh thu cho dự án, kết nối hệ thống Logistics với đường bộ, đường thủy và đường hàng không để giảm chi phí Logistics.

 Đường sắt Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hiện tại tàu chạy nhanh nhất cũng phải mất hơn 30 tiếng từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn. Ảnh: Huy Hùng

Đường sắt Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hiện tại tàu chạy nhanh nhất cũng phải mất hơn 30 tiếng từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn. Ảnh: Huy Hùng

>>Việt Nam nên làm đường sắt tốc độ cao 200 km/h

>>Bộ Giao thông Vận tải nói gì về tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân?

- Nguồn thu cho dự án được huy động từ đâu, thưa ông?

Ở Nhật Bản, các nước châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore… các vị trí ga sẽ là những đô thị lớn để đáp ứng với nhu cầu phát triển của các địa phương cũng như có tính kết nối với các khu công nghiệp, khu du lịch, các điểm Logistics đường bộ và đường sắt, cảng hàng không và cảng biển. Việt Nam cũng có thể làm tương tự.

Việc đấu giá đất tại các khu vực quanh nhà ga sẽ là nguồn vốn cho dự án (chiếm hơn 63%). Nếu tuyến đường sắt tốc độ cao được xây dựng dựa trên tuyến đường sắt hiện trạng thì sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn (đường cong bằng) cũng như mục đích phát triển không gian mới. Các đô thị tại các nhà ga sẽ là những đóng góp cho các địa phương phát triển những tòa nhà cao tầng để cho thuê làm văn phòng, các trung tâm thương mại, bãi đỗ xe, quảng cáo…

Theo tính toán của Tư vấn thẩm tra thì Dự án chỉ có lãi sau khi thông toàn tuyến vào năm 2041 và lưu thông vận chuyển hàng hóa, dự kiến doanh thu là hơn 10 tỷ USD/năm. Từ đó, xây dựng phương án khả thi để thu hút nguồn vốn từ phía đối tác tư trong hợp đồng đối tác công – tư (PPP).

- Phương thức triển khai dự án cần bắt đầu từ đâu, thưa ông?

Trước tiên cần nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện dự án theo mô hình dự án đặc thù chìa khóa trao tay - Turnkey project. Đây là giải pháp giúp đơn giản hóa quá trình thực hiện một cách đáng kể cho chủ đầu tư.

Cùng với đó, Chính phủ cần xây dựng một số cơ chế đặc biệt trình Quốc hội thông qua, trong đó có xây dựng hệ thống luật, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ cho Đường sắt tốc độ cao (bao gồm: Luật phát triển Đường sắt tốc độ cao, Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến phát triển Đường sắt tốc độ cao); Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực về đường sắt.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp cho đường sắt tốc độ cao: Đô thị ăn theo đường sắt

    13:50, 27/06/2023

  • Hải Phòng: Đường sắt sẽ “giải cứu” đường bộ

    07:54, 14/06/2023

  • Sẽ khôi phục tuyến đường sắt nhiều năm bị "bỏ quên" ở Nghệ An?

    05:46, 01/06/2023

  • Hai phương án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    15:19, 18/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp cho đường sắt tốc độ cao: Đô thị ăn theo đường sắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO