Du lịch

Giải pháp để doanh nghiệp khai thác giá trị di tích lịch sử văn hoá

Nguyễn Thành (ghi) 07/10/2024 02:52

Di tích lịch sử văn hóa trong đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phạm ngọc hải

Ông Phạm Ngọc Hải - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

Trong xu thế hội nhập hiện nay, để giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa và phát triển nói riêng là vấn đề mang tính toàn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không ngoại lệ trong xu hướng hội nhập, phát triển và thích ứng đó. Hơn nữa, du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch, trong đó di tích lịch sử văn hóa trong đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay.

Tuy nhiên, việc khai thác giá trị của các di tích lịch sử văn hóa vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi, vẫn còn mang tính thời vụ, nhỏ lẽ, tản mạn, đơn điệu cả về tổ chức du khách, cả về hoạt động quảng bá…, chưa tạo được sự liên kết liên ngành, đa ngành và sự vào cuộc của hệ thống chính trị cũng như của toàn xã hội; công tác quản lý về nhân sự thiếu trầm trọng, chủ yếu kiêm nhiệm. Do đó việc khai thác các giá trị di tích này thiếu sự phát triển một cách bền vững; cũng như sự trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa vẫn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của ngành du lịch và chưa bắt kịp nhu cầu tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa, nhân văn của du khách đối với vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, cả nước nói chung. Vì vậy, cần có sự quan tâm từ phía các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương.

Ngoài ra, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Công tác tuyên truyền về di tích, danh lam thắng cảnh và các Lễ hội còn hạn chế, lượng khách đến các lễ hội của tỉnh chủ yếu liên quan đến các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; chủ yếu tự phát, việc quảng bá hình ảnh di tích lịch sử thực hiện đơn lẻ, rời rạc và chưa thường xuyên dẫn đến việc khách đến tham quan chủ yếu là tự tìm hiểu, tự phát, không mang tính bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp để doanh nghiệp khai thác giá trị di tích lịch sử văn hoá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO