Bất động sản

Giải pháp nào đưa bất động sản về đúng giá trị thực?

Vi Anh 08/10/2024 13:07

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Bộ Xây dựng đã chỉ ra những lý do khiến giá bất động sản đã tăng cao đột biến thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết tình hình giá nhà ở tại các thành phố lớn đang rất cao, có dấu hiệu ảo dù thị trường chưa thực sự sôi động. Điều này đã khiến những người dân có nhu cầu thực khó tiếp cận được nhà ở.

Ảnh chụp Màn hình 2024-10-08 lúc 12.58.37
Giá nhà ở tại các thành phố lớn thời gian qua đang rất cao. Ảnh:VA

Giá bất động sản tăng đột biến do đâu?

Ba nguyên nhân chính đã được Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng chỉ ra khiến giá bất động sản tăng cao đột biến thời gian qua. Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là do nguồn cung trên thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu ở thực cho người dân.

Cũng theo thống kê mới đây của Savills, giai đoạn 2019 - 2023, giá bất động sản tại Hà Nội tăng trung bình 6%/năm và tại TP HCM là 3%/năm. Trong khi đó, thu nhập cá nhân chỉ tăng lần lượt 4% và 3%/năm. Khoảng cách ngày càng lớn giữa đà tăng giá bất động sản và thu nhập khiến việc sở hữu nhà trở nên ngày càng khó khăn hơn đối với nhiều người dân có mức thu nhập trung bình và thấp.

Thứ hai, ông Hùng khẳng định việc thị trường bất động sản có tình trạng đẩy giá, thổi giá. Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm và phản ánh nhiều lần tình trạng bất thường tại một số khu vực ven Hà Nội trong tổ chức đấu giá đất. Theo nhiều chuyên gia, đang có dấu hiệu trả giá cao để thổi giá đất trong một số phiên này, tiềm ẩn những nguy cơ sốt đất ảo.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng chỉ ra nguyên nhân thứ ba đến từ chi phí đầu tư, đầu vào của bất động sản bị tăng cao từ chi phí đầu tư xây dựng, sử dụng đất. Nhiều năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp địa ốc “than” khó do chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

Ảnh chụp Màn hình 2024-10-08 lúc 12.58.07
Nguyên nhân giá nhà tăng là do nguồn cung trên thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu ở thực cho người dân. Ảnh:VA

Ông Ngô Quang Phúc – CEO Phú Đông Group từng chia sẻ với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp: “Một dự án quy hoạch được xây 40 tầng nhưng sau khi tính toán cho thấy chi phí xây dựng đặc biệt phần kết cấu rất tốn kém, chưa kể tới các chi phí liên quan đến PCCC hay thang máy, thì biên lợi nhuận sẽ rất thấp. Như vậy, chủ đầu tư có thể chỉ xây 20 tầng để đảm bảo được chất lượng, độ an toàn và lợi nhuận cần thiết”.

Chờ giải pháp phát huy hiệu quả

Có thể thấy, việc giá nhà tăng quá cao có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, bởi vậy hiện nay thị trường đang chứng kiến nhiều giải pháp rốt ráo nhằm “kìm” đà tăng giá đến từ Chính phủ cùng các bộ ngành.

Chiến lược dài hạn để giảm giá nhà được xác định là đẩy mạnh xây dựng và tăng nguồn cung nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu ở thực. Bên cạnh những chính sách đã đề ra, thời gian qua Chính phủ đã có thêm nhiều nỗ lực mới nhằm thúc đẩy và gỡ khó cho các doanh nghiệp tham gia phân khúc này, đặc biệt là giải ngân các gói vay hỗ trợ.

Nói về nhà ở xã hội như một giải pháp nhằm giảm giá nhà ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS nhận định: "Để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch. Đồng thời, người dân phải có cơ hội được biết và tham gia góp ý cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, để đất đai được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, phát huy cao nhất giá trị sử dụng".

Trong khi đó, để hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá đất, Bộ Xây dựng đã đề xuất 9 giải pháp nhằm giảm giá nhà ở và ổn định thị trường bất động sản trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ vào tháng 9 vừa qua.

Trong đó, một giải pháp quan trọng được dư luận quan tâm là đề xuất phương án nghiên cứu đánh thuế đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất để hạn chế hoạt động đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn nhằm kiếm lợi...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp nào đưa bất động sản về đúng giá trị thực?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO