Năm 2023, trong khi thị trường du lịch nội địa phục hồi mạnh, thì thị trường khách du lịch quốc tế vẫn còn nhiều điểm nghẽn, cần có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục.
>>Việt Nam đặt mục tiêu năng lực phát triển du lịch và lữ hành tăng 2 bậc vào năm 2025
Năm 2023, du lịch Việt Nam đã đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Các chuyên gia cho rằng, năm 2024, Việt Nam cần mạnh dạn đặt ra những mục tiêu cao hơn để tạo sự bùng nổ cho thị trường khách quốc tế.
Đánh giá những thách thức có thể đặt ra cho thị trường du lịch, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Phạm Tiến Dũng cho rằng, tình hình kinh tế, chính trị bất ổn ở châu Âu có thể còn ảnh hưởng lớn đến việc đi du lịch, chi tiêu của nhóm khách hàng ở khu vực này. Một số thị trường khác như Trung Quốc, Ấn Độ tuy phục hồi mạnh mẽ nhưng để thu hút nhiều khách có thu nhập cao cần phải có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới hấp dẫn hơn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch ở các thị trường trọng điểm
Du lịch quốc tế Việt Nam đang lấy lại đà tăng trưởng từ cuối năm 2023 và kỳ vọng sẽ có sự bứt tốc mạnh mẽ trong năm 2024. Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, ngay từ bây giờ, các địa phương, đơn vị cần có chiến lược xây dựng điểm đến, sản phẩm mới; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến để tiếp tục thu hút du khách từ thị trường truyền thống và mở rộng tới những thị trường tiềm năng.
Để định vị lại thương hiệu du lịch quốc gia và đạt được mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng vào năm 2024 như mục tiêu đề ra còn rất nhiều việc phải làm, đầu tiên cần phải triển khai các chương trình, đề án trọng tâm, xây dựng chương trình hành động du lịch xanh, triển khai chương trình hành động, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch mới, xây dựng các chiến dịch marketing, triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá trong và ngoài nước.
>>"Trợ lực" cho ngành du lịch Việt Nam trong chặng đường mới
Trong đó cần đặc biệt chú ý tới việc xúc tiến, quảng bá du lịch ở các thị trường trọng điểm. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện tại, chiến dịch quảng bá du lịch của Việt Nam với thị trường quốc tế vẫn được cho là "mờ nhạt", "thiếu sự hấp dẫn". Phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam không phải thông qua các kênh quảng bá chính thức mà qua mạng xã hội, các KOLs (những người có tầm ảnh hưởng trên mạng) review mà họ đến Việt Nam lại phần lớn qua việc truyền tai và theo các video mà khách đi về rồi quay đăng lên.
Để du lịch Việt Nam thực sự đem lại nguồn thu như mong đợi, đặc biệt từ khách du lịch quốc tế chúng ta cần phân khúc lại khách hàng, hướng khách quốc tế đến những điểm sang trọng, giàu văn hóa và di sản thay vì điểm đến giá rẻ như trước đây.
Các tour 0 đồng cần hạn chế hoặc bỏ hẳn, bởi một trong các hệ lụy của hình thức tour này là khách bị dẫn đi mua sắm nhiều hơn là tới các điểm tham quan, khiến họ không có nhiều ấn tượng về Việt Nam và sẽ không quay lại.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần quản lý tốt điểm đến; thu hút khách từ các thị trường mới và giàu có như Trung Đông, New Zealand, Australia, Bắc Âu; quy hoạch để phát triển kinh tế đêm một cách hiệu quả; tạo ra các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng vùng miền; cần đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm để dần xóa đi quan điểm du lịch theo mùa.
Có thể bạn quan tâm
03:00, 01/01/2024
01:44, 18/12/2023
08:30, 09/12/2023
01:00, 28/11/2023