Giải pháp thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ của doanh nghiệp hậu COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Tại Hội nghị bàn về giải pháp hoạt động khoa học công nghệ của doanh nghiệp hậu COVID-19, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp KHCN phát triển.

Hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt thuộc Liên Hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức đã thu hút sự tham dự của hơn 200 Đại biểu và doanh nghiệp.

Theo đại diện Ban tổ chức, hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về đầu tư phát triển KHCN nhưng còn yếu kém, chưa đủ tiềm lực và định hướng trong chiến lược. Với trên 97% các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, nên gặp nhiều khó khăn thách thức về nguồn vốn, tiếp cận vốn, chính sách.

Năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập DN; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng.

TS. Lê Đăng Doanh – Chuyên gia Kinh tế Trung ương cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Quý I/2020 đạt 3,82%; Quý II đạt 0,36%, mức thấp nhất từ năm 2011 đến nay; Quý III tăng trưởng đạt 2,62%. Dự kiến, GDP cả năm tăng trưởng từ 2 – 3%.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2020 là 38.692 doanh nghiệp, tăng đến 81,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng trong Quý II/2020, số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động khoảng 1,3 triệu người, tăng 192.800 người so với Quý I/2020 và tăng 221.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Trước những khó khăn trên, TS. Doanh cho rằng, để tồn tại và phát triển hậu COVID-19, các doanh nghiệp cần phải tái cơ cấu lại, đồng thời vận dụng kinh tế số; đề cao kỷ luật phòng, tránh dịch COVID-19, không để lây lan trong doanh nghiệp, rửa tay, đeo khẩu trang, giãn cách, cách ly trong khả năng có thể.

Doanh nghiệp cần cập nhập đánh giá tình hình kinh tế và thị trường đầu vào và đầu ra, có điều chỉnh thích hợp với biến động thị trường, tìm kiếm nguồn cung nguyên, vật liệu và thị trường thay thế.

“Các doanh nghiệp cũng cần chuyển mạnh sang kinh tế số hóa, tham gia chuỗi giá trị với các đối tác trong và ngoài nước. Nâng cấp kết nối qua mạng, đầu tư trang thiết bị thích hợp; Tận dụng quảng cáo, giao dịch qua mạng; Thí điểm làm việc tại nhà đối với những công việc thích hợp; Đào tạo, nâng cao kỹ năng đội ngũ người lao động”. TS. Lê Đăng Doanh chia sẻ.

để tồn tại và phát triển hậu COVID-19, các doanh nghiệp cần phải tái cơ cấu lại, đồng thời, thúc đẩy kinh tế số trong doanh nghiệp.kinh tế số

Để tồn tại và phát triển hậu COVID-19, các doanh nghiệp cần phải tái cơ cấu lại, đồng thời, thúc đẩy kinh tế số trong doanh nghiệp.

Theo ông Lê Quang Huy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN và Môi trường của Quốc hội, thời gian qua, khoa học công nghệ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong đó có vai trò không nhỏ của các doanh nhân, của cộng đồng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện đổi mới sáng tạo, mở ra những mô hình kinh doanh mới cải tiến phương thức tổ chức quản lý, tiếp cận thị trường tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng tốt.

Cũng theo ông Huy, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Nhà nước đã ban hành kịp thời nhiều chủ trương chính sách về lao động, về tín dụng, về thuế và cắt giảm các thủ tục hành chính, cung cấp thông tin dự báo thị trường, làm lành mạnh tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Trong khó khăn thách thức này thì đổi mới sáng tạo là yếu tố nổi bật để quyết định sự sống còn và cơ hội để định hướng kinh doanh sản xuất kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.

Do đó, ông Huy đưa ra hai giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp KHCN phát triển.

Thứ Nhất: Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh TMĐT để doanh nghiệp có thể hiểu sâu thêm về khách hàng của mình. Hạn chế tiếp xúc, đồng thời cung cấp thêm cho khách hàng những trải nghiệm mới, giá trị mới, những kênh phân phối mới giúp quản trị nội bộ giảm chi phí nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.

Thứ Hai: Các hiệp hội ngành nghề cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa để kết nối doanh nghiệp với thị trường và khách hàng. Kết nối doanh nghiệp với trường đại học, với viện nghiên cứu, các trung tâm đổi mới sáng tạo để có thêm thông tin, để chia sẻ, hỗ trợ, đồng thời giúp khắc phục và vượt qua những khó khăn thách thức trước mắt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ của doanh nghiệp hậu COVID-19 tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004120 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004120 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10