Giải pháp xây dựng cơ chế tự điều chỉnh với P2P Lending

DIỄM NGỌC 10/12/2021 07:00

Công ty TNHH Vietnam Trusting AI đã công bố cơ chế tự điều chỉnh ngành đối với lĩnh vực cho vay ngang hàng, hướng vào 7 trọng tâm nhằm đem đến các dịch vụ và sản phẩm tốt hơn cho khách hàng.

>>KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Fintech, P2P Lending “ngóng chờ” sandbox

P2P Lending vẫn... khó

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới; trong đó, có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending).

Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay ngang hàng đang đặt thách thức lớn trong quản lý, giám sát đối với các cơ quan quản lý nhà nước (ảnh minh hoạ)

Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay ngang hàng đang đặt thách thức lớn trong quản lý, giám sát đối với các cơ quan quản lý nhà nước (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên những ngành mới sẽ đi kèm với những thách thức mới, điển hình là hành lang pháp lý chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều công ty tỏ ra bối rối hoặc thậm chí có xu hướng kinh doanh trái đạo đức, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an ninh tài chính, trốn thuế và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay ngang hàng đang đặt thách thức lớn trong quản lý, giám sát đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đưa hoạt động của các công ty này vận hành theo đúng qui định của pháp luật, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh hệ thống tài chính.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, doanh nghiệp P2P Lending đang hoạt động tại Việt Nam có thể tạm phân loại theo 4 cấp độ, bao gồm chỉ kết nối nhà đầu tư và bên vay; có thẩm định khả năng trả nợ hay hoàn vốn của bên vay; có quy định lãi suất, phí, thời gian vay, phương pháp trả nợ và các quy định khác liên quan đến nhà đầu tư và bên vay; công ty P2P Lending không những kết nối mà được ủy thác vốn và cho vay có giới hạn.

Việc thiếu hành lang pháp lý đang khiến thị trường P2P Lending không được kiểm soát, hoạt động biến tướng, gây hệ lụy xấu cho xã hội, gây mất uy tín cho hình thức cho vay này”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia tài chính, nếu kiểm soát có điều kiện, P2P Lending hoàn toàn có thể trở thành kênh đầu tư, huy động vốn hiệu quả. P2P sẽ bù được vào khoảng trống còn thiếu trong hoạt động tài chính và hoàn thiện nền kinh tế. Từ đó, mở ra kỷ nguyên thị trường P2P Lending Việt Nam phổ cập ở tương lai.

Cụ thể, P2P Lending phát triển lành mạnh sẽ tạo thêm kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, nhờ đó giảm sự phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng, giảm gánh nặng lo vốn cho hệ thống ngân hàng. Song hành xây dựng hành lang pháp lý cho lĩnh vực cho vay đầy mới mẻ này; đồng thời triển khai chương trình thí điểm cho phép các doanh nghiệp có năng lực tài chính, công nghệ được triển khai chính thức; cho phép các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng được tiếp cận với các nguồn thông tin tín dụng. Đồng thời cần xây dựng chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

>>Cơ chế cho Sandbox: Thử thách được mong đợi cho các doanh nghiệp P2P Lending

Giải pháp tự điều chỉnh

Trong quá trình chờ cơ chế thử nghiệm mô hình P2P Lending của Chính phủ, mới đây, công ty TNHH Vietnam Trusting AI đã công bố cơ chế tự điều chỉnh ngành, đồng thời hy vọng các đối tác cho vay, cũng như các công ty cùng ngành có thể cùng thực hiện cơ chế này, cạnh tranh bằng cách đem đến các dịch vụ và sản phẩm tốt hơn cho khách hàng, để nhiều khách hàng có thể nhận được sự giúp đỡ.

Công ty TNHH Vietnam Trusting AI đã công bố cơ chế tự điều chỉnh ngành, đồng thời hy vọng các đối tác cho vay, cũng như các công ty cùng ngành có thể cùng thực hiện cơ chế này (ảnh minh hoạ)

Công ty TNHH Vietnam Trusting AI đã công bố cơ chế tự điều chỉnh ngành, đồng thời hy vọng các đối tác cho vay, cũng như các công ty cùng ngành có thể cùng thực hiện cơ chế này (ảnh minh hoạ)

Trao đổi với phóng viên, đại diện công ty cho biết, với cơ chế tự điều chỉnh, Vietnam Trusting AI sẽ tập trung vào 7 mục tiêu trọng tâm bao gồm:

Một là, công khai minh bạch thông tin pháp nhân, địa điểm làm việc, thông tin liên hệ, công khai mức lãi suất, mức phí cho từng khoản vay với Hợp đồng rõ ràng, rành mạch.

Hai là, sản phẩm hợp lý, không thu phí đầu, không dẫn dụ khách hàng vào “vòng xoáy” vay, thời hạn cho vay không ít hơn 21 ngày, mức lãi suất, mức phí hợp lý cho từng khoản vay.

Ba là, kinh doanh hợp pháp, hợp tác với công ty kinh doanh hợp pháp trong việc giải ngân, thu hồi khoản vay. Nghiêm cấm khiếm nhã xúc phạm khách hàng khi thu hồi khoản vay, không nhận tiền thanh toán bằng tài khoản cá nhân,, làm tốt công tác KYC, không duyệt khoản vay cho người cờ bạc, ma túy,...

Bốn là, dòng tiền rõ ràng, dòng tiền kinh doanh minh bạch, tuân thủ luật phòng chống rửa tiền. Nộp thuế đầy đủ theo Luật Quản lý thuế của Nhà nước.

Năm là, bảo mật thông tin, tôn trọng thông tin cá nhân của khách hàng, sử dụng các công cụ kỹ thuật để bảo mật thông tin khách hàng, tránh bị đánh cắp hoặc bị sử dụng cho mục đích xấu;

Sáu là, quan tâm khách hàng, xây dựng đầy đủ kênh tiếp nhận phản ánh của khách hàng với các bộ phận chăm sóc, bộ phận giải quyết khiếu nại thông qua tổng đài, email, fanpage chính thức. Hỗ trợ giảm lãi, phí đối với khách hàng gặp khó khăn, không làm tổn hại khách hàng.

Bẩy là, cống hiến xã hội, hướng dẫn khách hàng tiếp cận khoản vay phù hợp, nâng cao nhận thức về quản lý tài chính, cung cấp thông tin khách hàng quá hạn cho NHNN.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường P2P Lending gặp khó vì đại dịch

    Thị trường P2P Lending gặp khó vì đại dịch

    14:00, 01/09/2021

  • Cơ chế cho Sandbox: Thử thách được mong đợi cho các doanh nghiệp P2P Lending

    Cơ chế cho Sandbox: Thử thách được mong đợi cho các doanh nghiệp P2P Lending

    11:39, 03/08/2021

  • Ứng phó với vấn nạn

    Ứng phó với vấn nạn "bùng" nợ các ứng dụng cho vay P2P

    04:40, 05/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp xây dựng cơ chế tự điều chỉnh với P2P Lending
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO