Giải tỏa áp lực tỷ giá

Hà Anh 18/09/2019 15:56

Động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN đã góp phần gián tiếp làm giảm giá VND, giải tỏa bớt áp lực cho tỷ giá, song áp lực tỷ giá cuối năm nay vẫn còn lớn.

Theo Quyết định số 1870/QĐ-NHNN, từ ngày 16/9/2019, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm…

p/Tương quan tỷ giá giữa USD với CNY, VND và THB từ đầu năm tới nay.

Tương quan tỷ giá giữa USD với CNY, VND và THB từ đầu năm tới nay.

Tỷ giá tăng vì… giảm lãi suất

Thị trường ngoại hối trong nước diễn biến khá lạ ngay khi bước vào tuần giao dịch này. Theo đó, tỷ giá trung tâm ngày 16/9 tiếp tục được NHNN điều chỉnh giảm 3 đồng xuống còn 23.130 đồng/USD, kéo tỷ giá trần và tỷ giá sàn giảm tương ứng xuống còn 23.824 đồng/USD và 22.436 đồng/USD. Giá bán ra USD của Sở Giao dịch NHNN cũng được điều chỉnh giảm xuống còn 23.774 đồng/USD.

Thế nhưng, tỷ giá thực tại các ngân hàng lại bật tăng. So với cuối tuần trước, hiện giá mua vào USD của các nhà băng đã tăng thêm 10 – 15 đồng/USD lên 23.135 – 23.155 đồng/USD; giá bán ra cũng tăng tương ứng lên 23.265 - 23.285 đồng/USD.

Đáng chú ý, tỷ giá trong nước tăng ngay cả khi USD sụt giảm mạnh trên thị trường thế giới sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia, đẩy đồng tiền của các nước xuất khẩu dầu tăng mạnh. Hiện chỉ số USD đã giảm xuống quanh 98,2 điểm, giảm 0,07% so với mức đóng cửa cuối tuần trước.

Có thể bạn quan tâm

  • "Giải mã" biến động lạ của tỷ giá

    05:20, 20/09/2019

  • Tỷ giá cuối năm 2019 sẽ ra sao?

    Tỷ giá cuối năm 2019 sẽ ra sao?

    05:30, 11/09/2019

  • Rủi ro lỗ chênh lệch tỷ giá

    Rủi ro lỗ chênh lệch tỷ giá

    11:01, 08/09/2019

  • Doanh nghiệp trông chờ giải pháp tỷ giá linh hoạt của Chính phủ

    Doanh nghiệp trông chờ giải pháp tỷ giá linh hoạt của Chính phủ

    06:46, 05/09/2019

Theo các chuyên gia ngân hàng, nguyên nhân khiến tỷ giá tăng chủ yếu xuất phát từ động thái cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN. “Về nguyên tắc, khi giảm lãi suất sẽ làm đồng tiền giảm giá, cũng có nghĩa làm tăng tỷ giá hối đoái”, TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định.
Công ty Chứng khoán BSC cũng cho rằng, NHNN giảm lãi suất điều hành cũng làm giảm tỷ giá giữa VND và CNY, tránh việc ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc.

Sức ép tỷ giá vẫn lớn

Nhiều chuyên gia cho rằng, mức điều chỉnh lãi suất của NHNN là khá nhỏ nên tác động đến tỷ giá là không nhiều. “Giảm lãi suất điều hành tạo ra hành lang cho NHNN điều chỉnh tỷ giá rộng hơn một chút, qua đó tránh ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam với đối tác thương mại quan trọng. Nhưng mức giảm 0,25% lãi suất này cũng chỉ có thể giúp tỷ giá tăng lên 0,1-0,15%”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Hiện nay, NHNN lại đang kẹt trong tình thế rất khó khăn. Do đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ trong các tháng đầu năm nay, nên NHNN có thể sẽ phải bán ra ngoại tệ để tránh bị Mỹ gán mác “thao túng tiền tệ”. Thế nhưng, động thái này sẽ càng làm tăng giá trị cho VND, qua đó gây bất lợi cho xuất khẩu.

  Giảm lãi suất điều hành tạo ra hành lang cho NHNN điều chỉnh tỷ giá rộng hơn, qua đó tránh ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam với đối tác quan trọng.

Trong khi đó, USD vẫn tiếp tục tăng giá mạnh, đẩy nhiều đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là CNY, giảm rất mạnh. Trong khi đó, tỷ giá trong nước vẫn ổn định nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Điều này đã làm cho VND tăng giá khá mạnh so với nhiều đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là CNY, qua đó tác động tiêu cực đến xuất khẩu trong nước và khiến tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, Việt Nam không nên vội vã phá giá VND, bởi điều đó có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô, đẩy lạm phát tăng, từ đó làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là chưa kể tỷ giá tăng cao cũng làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp. Ngoài ra còn một lý do nữa không thể không tính tới là việc giảm giá mạnh đồng nội tệ có thể khiến Việt Nam bị quy kết là thao túng tiền tệ.

Về phía doanh nghiệp cần áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Theo đó, nếu có nhu cầu ngoại tệ cuối năm, doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ kỳ hạn. Trường hợp có nguồn thu ngoại tệ cuối năm, thì có thể xem xét bán ngoại tệ kỳ hạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải tỏa áp lực tỷ giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO