Gian lận doanh thu phí BOT toàn bộ rủi ro thuộc về ngân hàng

Hoàng Linh (Sức khỏe Cộng đồng) 20/02/2019 11:37

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp gian lận doanh thu phí BOT về tổng quan toàn bộ rủi ro từ thu nợ chậm đến nợ xấu đều thuộc về ngân hàng.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp gian lận doanh thu phí BOT về tổng quan toàn bộ rủi ro thu nợ chậm, nợ xấu thuộc về ngân hàng. Ảnh minh họa

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp gian lận doanh thu phí BOT về tổng quan toàn bộ rủi ro thu nợ chậm, nợ xấu thuộc về ngân hàng. Ảnh minh họa

Ngay sau khi xảy ra vụ cướp tiền vào sáng ngày 7/2, tại Trạm thu phí Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây, trên mạng xã hội xuất hiện một số luồng thông tin đặt vấn đề về việc gian lận doanh thu thu phí của tuyến cao tốc này nói riêng và tính minh bạch trong công tác thu phí của các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, vận hành khai thác nói chung.

Sau đó, VEC đã lên tiếng giải trình về số tiền bị cướp cũng như quy trình thu phí để khẳng định sự minh bạch, thế nhưng, nhiều ý kiến nêu rằng, đó mới chỉ là thông tin một chiều từ phía doanh nghiệp, chưa phải là thông tin chính thức của các cơ quan chức năng.

Không phải đến khi xảy ra vụ cướp tiền tại trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây dư luận mới đặt nghi vấn về việc doanh nghiệp, chủ đầu tư BOT gian lận doanh thu phí BOT. Trước đó những dự án như BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, mới nhất là Trung Lương khiến dư luận bức xúc.

Vấn đề gian lận doanh thu phí BOT ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân và nguồn lực đất nước. Trao đổi với phóng viên Chuyên gia pháp lý về tài chính và ngân hàng - Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - cho biết, về tổng quan thì toàn bộ rủi ro phía sau việc nhà đầu tư gian lận doanh thu phí BOT thuộc về ngân hàng, doanh nghiệp không mất.

Theo ước tính sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước hiện dư nợ cho vay BOT vào khoảng hơn 100 ngàn tỷ đồng, trong đó riêng 4 tổ chức tín dụng: BIDV, Vietinbank, Vietcombank và SHB chiếm tới khoảng 90% dư nợ toàn ngành và rơi vào khoảng 80.000 - 90.000 tỷ đồng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO.

“Nguồn tiền đầu tư dự án BOT đều tiền vay ngân hàng. Cho nên thu được phí BOT nhiều, thu được BOT sớm thì ngân hàng nhanh thu được nợ. Còn thu chậm, thu muộn thành ra nợ xấu. Ở đây khó khăn, rủi ro nằm phía ngân hàng”, Luật sư Đức nói.

Trong vấn đề gian lận thu phí BOT cũng có thể chia làm hai dạng: Thứ nhất, doanh nghiệp gian lận nhưng vẫn nằm trong kế hoạch, dự tính, phương án thu hồi ban đầu.

Cụ thể, theo kế hoạch ban đầu doanh nghiệp mỗi năm thu 1 tỷ đồng  nhưng thực tế doanh nghiệp thu được 1,2 tỷ đồng thậm chí là hơn nhưng gian lận xuống còn 1 tỷ đồng để đúng bằng tiền theo kế hoạch. Trường hợp này ngân hàng “ngon”, ngân hàng không gặp vấn đề gì tiền thu phí vẫn nằm trong kế hoạch, vẫn theo lộ trình dù doanh nghiệp gian lận.

Thứ hai, nếu kế hoạch ban đầu mỗi năm thu 2 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp gian lận khai mỗi năm chỉ thu được 1 tỷ đồng. Khi đó thu ít ngân hàng đương nhiên thu nợ muộn, từ đó đẫn đến nợ xấu.

Tuy nhiên theo Luật sư Đức ngân hàng không mất tiền mà chỉ là thu sớm hay thu muộn. Còn luật quy định thu để trả lại vốn đầu tư thì về nguyên tắc phải thu cho đủ, thiếu thì tăng thời gian thu, tăng mức thu.

Có thể bạn quan tâm

  • BOT và những câu hỏi từ công luận

    BOT và những câu hỏi từ công luận

    05:00, 20/02/2019

  • Kiểm tra doanh thu tại BOT TPHCM - Dầu Giây được thực hiện thế nào?

    Kiểm tra doanh thu tại BOT TPHCM - Dầu Giây được thực hiện thế nào?

    17:16, 19/02/2019

  • Lời giải nào cho các dự án BOT sai phạm?

    Lời giải nào cho các dự án BOT sai phạm?

    06:30, 18/02/2019

“Kinh doanh khác thì mới có khái niệm “lời ăn lỗ chịu” còn BOT thì đầu tư chắc ăn, bởi đầu tư thay cho chính phủ . Nói nôm na đặt thêm một “bộ”, một “ngành” chuyên đầu tư giao thông. Khi đó ai bỏ tiền vào sẽ không lo mất vì nguyên tắc phải thu đủ”, Luật sư Đức phân tích.

Từ thực tế trên, Luật sư Đức nhấn mạnh, để chống gian lận doanh thu phí BOT vấn đề chính là phải kiểm soát doanh thu. Kiểm soát doanh thu để ngân hàng thu hồi vốn, nhà nước thu thuế đúng. Đặc biệt nhân dân cần để giảm thời gian đóng, giảm mức đóng phí.

Để kiểm soát được doanh thu phí BOT thì thu phí không dừng là một biện pháp, trong đó cần áp dụng nhiều phương pháp thu từ qua thẻ ngân hàng, qua ví điện tử làm sao để phải khuyến khích công nghệ mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gian lận doanh thu phí BOT toàn bộ rủi ro thuộc về ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO