Gian nan dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc (Kỳ 3): Dự án “trọng điểm” liệu có “khả thi”?

Diendandoanhnghiep.vn Ngoài nguyên nhân về tài chính thì tính khoa học, thực tiễn của các dự án cũng là dấu hỏi lớn cho khả năng thành công tại “siêu dự án” trọng điểm Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc…

hihiih

Khu vực xây dựng dự án tâm linh 15.000 tỷ của Doanh nghiệp Xuân Trường từng "dính" tin đồn dừng thực hiện (ẢnhT.L)

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin: Ngày 17/2/2016 tại Điểm di tích lịch sử văn hoá Đền Gàn, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức lễ động thổ khởi công "siêu dự án" xây dựng khu du lịch Hồ Núi Cốc với vốn đầu tư 15 nghìn tỉ đồng; Dự án được tỉnh Thái Nguyên giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư.

Để phù hợp với thực tế, các dự án thuộc khu du lịch Hồ Núi Cốc, được phân chia theo nguồn vốn đầu tư gồm: Dự án đầu tư công (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng hạ tầng du lịch khu du lịch Hồ Núi Cốc- di tích lịch sử quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa- do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư); Dự án đầu tư theo hình thức PPP gồm: các dự án thuộc tuyến đường Bắc Sơn kéo dài (do Doanh nghiệp Xuân Trường làm chủ đầu tư); Dự án đường trục nối ĐT261 đến khu vực đền Gàn và dự án tuyến đường ven hồ Núi Cốc (Sở Giao thông- Vận tải chủ trì lập đề xuất); Dự án đầu tư ngoài ngân sách gồm: Dự án khu tâm linh, cổng số 1 vào khu du lịch Hồ Núi Cốc do Doanh nghiệp Xuân Trường chịu trách nhiệm.

Đến thời điểm này, duy nhất Dự án đầu tư theo hình thức PPP là tuyến đường Bắc Sơn kéo dài (do Doanh nghiệp Xuân Trường làm chủ đầu tư) đã triển khai thi công được khoảng 50% giá trị hợp đồng, còn lại các dự án khác đều chưa thể triển khai trên thực tế.

hihihi

 Đền Gàn (Hình ảnh Thái Nguyên Nhân chụp cuối tháng 7/2020).

Ngoài nguyên nhân về tài chính, cơ chế chính sách thay đổi như chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước thì tính khoa học, thực tiễn của các dự án cũng là dấu hỏi lớn cho khả năng thành công tại “siêu dự án” trọng điểm Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc.

Cụ thể: theo dự án, để có thể nâng cao trình mực nước dâng bình thường, tràn xả lũ bổ sung cho Hồ Núi Cốc điều tiết trong mùa mưa lũ như yêu cầu của Doanh nghiệp Xuân Trường thì phương án được tỉnh Thái Nguyên đưa ra là xây dựng thêm 3 hồ gồm: Hồ Nghinh Tường (huyện Võ Nhai), hồ Kẹm (huyện Đại Từ) hồ Khuôn Tát (huyện Định Hóa) và xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước từ sông Cầu và tháo nước cho Hồ Núi Cốc.

Số tiền dự kiến chi cho các dự án xây dựng hồ, kênh dẫn nước nói trên khoảng vài nghìn tỷ đồng, và tất nhiên, chỉ có thể tìm trong “túi” ngân sách!

Trong khi đó, Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m, diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích: Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất; Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp; Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu và phần còn lại mới là đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, nuôi cá và cải thiện môi trường…

hihih

Phối cảnh dự án tâm linh Hồ Núi Cốc dự tính sẽ xây dựng. (Ảnh T.L)

Việc tận dung lợi thế của Hồ Núi Cốc làm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và cải thiện môi trường là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, việc chuyển công năng Hồ Núi Cốc từ chức năng chính là trữ nước, điều hòa nước tưới tiêu và phục vụ dân sinh trở thành hồ trữ nước ở mức cao thường xuyên phục vụ du lịch lại rất cần phải được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học.

Điều này chính tỉnh Thái Nguyên cũng đã xác định được rất rõ khi giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư thực hiện Dự án Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng hạ tầng du lịch khu du lịch Hồ Núi Cốc- di tích lịch sử quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa bởi, “phạm vi tác động của dự án lớn, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực và sinh kế của người dân nên cần thiết mời những chuyên gia phản biện dự án, đặc biệt trong lĩnh vực thủy lợi, môi trường”.

Bên cạnh đó, câu chuyện dự án chồng dự án tại khu du lịch Hồ Núi Cốc cũng đã, đang và sẽ vẫn là bài toán nan giải đối với tỉnh Thái Nguyên. Bởi, năm 2012 khi công bố quy hoạch khu du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đã cấp phép cho hàng chục dự án đầu tư vào khu vực này cùng với những dự án đang có. Nhiều dự án đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ” hoặc triển khai chậm chạp, nhưng cũng khó lấy lý do khi “siêu dự án” cũng chậm thực hiện để “đòi” xóa các dự án của các nhà đầu tư khác (?!).

Trong khi đó, theo các chuyên gia ngành du lịch: Mấu chốt để trở thành điểm đến của quan khách không phải chỉ là khách sạn hạng sang, đường xá to đẹp mà chính là điểm đến có gì thu hút hay không?

Tại Hồ Núi Cốc, ngoài phong cảnh hữu tình tự nhiên mà có thì thực sự chưa có “nam châm” nào khác thu hút khách du lịch tìm đến. Tại đây, những dịch vụ có thể níu giữ chân du khách lâu hơn là ăn uống, vui chơi, nghỉ dưỡng… hầu như chưa được quan tâm đến!

hihii

Mô hình chùa Tháp sẽ được xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên sẽ là một Tháp Phật giáo lớn nhất thế giới. (Ảnh T.L)

Với mong muốn tạo điểm nhấn tại khu du lịch Hồ Núi Cốc, Doanh nghiệp Xuân Trường muốn “biến” di tích lịch sử cấp tỉnh đền Gàn thành địa điểm tâm linh với tòa tháp cao nhất Đông Nam Á với việc xây dựng một chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000m2. Sau khi hoàn thiện xong tượng phật, 12 nghìn bức tranh đá tại Indonesia và Ấn Độ sẽ được doanh nghiệp đưa về Tháp lắp đặt…

Theo kế hoạch ban đầu, nhà đầu tư này sẽ đặt móng chùa Tháp trong năm 2016, phần thô sẽ được làm xong trong 5 năm để đón khách vãng cảnh, bái phật và sẽ hoàn thành chùa Tháp trong vòng 10 năm (2016-2026). Tuy nhiên, đến nay mọi thứ vẫn chưa có gì thay đổi so với trước đó.

Trong khi đó, câu chuyện đền Gàn có đủ sức thu hút khách hay không, có lẽ chỉ thực tế mới có câu trả lời chính xác. Còn đến thời điểm khi chúng tôi thực hiện loạt bài viết này, Đền Gàn vẫn “vẹn nguyên” với những gì vốn có của nó, còn xung quanh đền đã được giải phóng mặt bằng, được san phẳng để chờ nhà đầu tư “thể hiện”. Một số chuyên gia cho rằng, tỉnh Thái Nguyên và các nhà đầu tư cần tính đến một giải pháp hữu hiệu hơn từ việc xây dựng các thiết chế văn hóa để thu hút, lưu giữ khách du lịch hơn là “nhòm” đến ngân sách để đầu tư hạ tầng khi mà các giá trị cốt lõi của du lịch hiện nay vẫn chưa có.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 7 – Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng) có chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà với các nội dung:

  1. Căn cứ nào cho việc cấp hàng ngàn ha đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng... để doanh nghiệp xây chùa? Việc xây chùa có nằm trong quy hoạch sử dụng đất không? Việc giao đất được tính giá như thế nào?
  2. Việc kinh doanh, khai thác các công trình tâm linh (chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc...) ra sao? Doanh nghiệp xây chùa rồi hiến cho Nhà nước hay chính doanh nghiệp đứng ra khai thác để hoàn vốn và thu lãi? Chùa ấy do ai sở hữu? Tiền thu được thuộc về ai?
  3. Các yếu tố môi trường có được các cơ quan quản lý nhà nước xem xét ra sao khi mà hàng vạn người đến chùa thì vấn đề ẩm thực, vệ sinh dịch bệnh, an toàn giao thông... được phê duyệt như thế nào?

Xung quanh các vấn đề bất cập liên quan tới dự án trọng điểm Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, Diễn đàn Doanh nghiệp trân trọng kính mời quý độc giả tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo tại chuyên mục Diễn đàn Pháp luật!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gian nan dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc (Kỳ 3): Dự án “trọng điểm” liệu có “khả thi”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711622150 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711622150 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10