Giáo dục nghề nghiệp cần bước chuyển về “chất”

ĐỖ HUYỀN 25/10/2020 05:00

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục nghề nghiệp là bậc học có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Giáo dục nghề nghiệp cũng là nơi để mà nhiều doanh nghiệp yên tâm lựa chọn lực lượng lao động của mình.

 Mô hình trường nghề trong doanh nghiệp có lợi thế về đào tạo cao hơn. Ảnh: DIỄM LỆ

Mô hình trường nghề trong doanh nghiệp có lợi thế về đào tạo cao hơn. Ảnh: Diễm Lệ

Liên kết phải là đột phá

Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới với trên 55,33 triệu lao động (LĐ) từ 15 tuổi trở lên, chiếm 75,39% dân số. So với nhiều nước trong khu vực ASEAN, tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn thấp.

Đáng nói, vấn đề nằm chỗ, trong một thế giới việc làm có nhiều thay đổi thì việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng. Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đồng Văn Ngọc, Trường Cao đăng Cơ điện Hà Nội, cho rằng trong những yếu tố nâng chất lượng đào tạo nghề thì việc liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp phải xác định là khâu đột phá.

Ông Ngọc đề cập đến "hệ thống đào tạo kép" mà nhiều nước tiên tiến đã áp dụng. Đặc điểm chính của "đào tạo kép" là sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường nghề được tài trợ công khai. Sự hợp tác này được quy định trong luật. Theo đó, doanh nghiệp tham gia chương trình "đào tạo kép" coi việc tham gia đào tạo nghề là hình thức tuyển dụng tốt nhất.

Lợi ích của người học trong "đào tạo kép" là được đào tạo liên quan tới nhu cầu thị trường, giúp họ cải thiện cơ hội việc làm, cơ hội nâng cao kỹ năng đáp ứng những đổi mới mới nhất của thời đại kỹ thuật số, công nghệ lần thứ tư, mở rộng cơ hội tham gia xã hội và hội nhập.

“Một anh thợ hàn giỏi, khi có robot hàn thay thế người thì anh thợ hàn phải trở thành người điều khiển robot. Muốn thế, người lao động cần qua đào tạo, có kỹ năng tiếp xúc với công nghệ mới và nắm vững nó” - ông Phan Thanh Bình, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói.

Cần cơ sở giáo dục nghề trong doanh nghiệp

Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề nghị có chính sách khuyến khích thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp. Ông Dương Nam, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho rằng cần có cơ sở pháp lý để cho phép các trường CĐ chất lượng cao, trường CĐ trọng điểm tổ chức các hoạt động như một doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bà Nguyễn Thị Hà, thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, cho biết hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ được sắp xếp, tổ chức lại theo hướng phân tầng. Trong đó, tầng giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao được Nhà nước đầu tư có trọng điểm. Tầng giáo dục nghề nghiệp tự chủ gắn với đặt hàng của Nhà nước và doanh nghiệp. Tầng giáo dục nghề nghiệp đặc thù được Nhà nước đầu tư, giao kinh phí hoạt động thường xuyên theo đề án.

Có thể bạn quan tâm

  • Giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu thực tế

    11:00, 23/10/2020

  • Giáo dục nghề nghiệp hút nhân lực chất lượng cao

    04:00, 11/10/2020

  • Bất cập tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    11:00, 26/12/2019

  • Gỡ vướng tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    11:00, 23/12/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giáo dục nghề nghiệp cần bước chuyển về “chất”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO