Một làn sóng đầu tư vào công nghệ logistics đang tạo ra nhiều startup “kỳ lân” tham gia cuộc đua chuyển đổi số giữa lúc khủng hoảng chuỗi cung ứng tiếp diễn.
Nhiều startup “kỳ lân” trong năm 2021 - những startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên - nằm trong lĩnh vực logistics, bao gồm startup chuyên về dịch vụ hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử ShipBob Inc., nhà cung ứng dịch vụ quản lý kho bãi và phân phối Stord Inc., và Flock Freight, một nền tảng kết nối các chủ hàng và xe tải. Đứng sau Flock Freight còn là nhánh đầu tư của tập đoàn SoftBank.
Các nhà đầu tư, bao gồm nhiều quỹ đầu tư lớn, đang liên tục bơm tiền vào lĩnh vực công nghệ logistics và đẩy cao giá trị của các startup tập trung vào vận tải, kho bãi và giao hàng. Dòng tiền này đang cho các startup trong một lĩnh vực vốn từng thu hút ít sự chú ý thêm cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là với những công ty dẫn đầu vốn đã phát triển xong các sản phẩm cốt lõi của mình.
Trong 3 quý đầu năm 2021, các startup công nghệ chuỗi cung ứng đã huy động được 24,3 tỷ USD, tăng 58% so với tổng vốn huy động trong năm 20200, theo số liệu từ hãng phân tích PitchBook Data Inc. Bên cạnh các công ty đầu tư mạo hiểm, các công ty quản lý đầu tư toàn cầu như Tiger Global và Coatue cùng các nhánh đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như Maersk và Koch Industries cũng tham gia đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực này.
Nhiều startup “kỳ lân” trong năm 2021 - những startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên - nằm trong lĩnh vực logistics, bao gồm startup chuyên về dịch vụ hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử ShipBob Inc., nhà cung ứng dịch vụ quản lý kho bãi và phân phối Stord Inc., và Flock Freight, một nền tảng kết nối các chủ hàng và xe tải. Đứng sau Flock Freight còn là nhánh đầu tư của tập đoàn SoftBank.
Các nhà đầu tư, bao gồm nhiều quỹ đầu tư lớn, đang liên tục bơm tiền vào lĩnh vực công nghệ logistics và đẩy cao giá trị của các startup tập trung vào vận tải, kho bãi và giao hàng. Dòng tiền này đang cho các startup trong một lĩnh vực vốn từng thu hút ít sự chú ý thêm cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là với những công ty dẫn đầu vốn đã phát triển xong các sản phẩm cốt lõi của mình.
Trong 3 quý đầu năm 2021, các startup công nghệ chuỗi cung ứng đã huy động được 24,3 tỷ USD, tăng 58% so với tổng vốn huy động trong năm 20200, theo số liệu từ hãng phân tích PitchBook Data Inc. Bên cạnh các công ty đầu tư mạo hiểm, các công ty quản lý đầu tư toàn cầu như Tiger Global và Coatue cùng các nhánh đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như Maersk và Koch Industries cũng tham gia đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực này.
Đầu tư vào các startup công nghệ chuỗi cung ứng tính đến 30/9/2021; đơn vị: tỷ USD. Nguồn: PitchBook Data.
Nhiều công ty công nghệ chuỗi cung ứng thu hút dòng vốn đầu tư lớn tập trung vào các công cụ như quản lý kho bãi, kết nối đơn hàng với dịch vụ vận tải và công nghệ tìm đường hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí vận tải. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đang diễn ra cũng làm tăng sự chú ý vào những công nghệ giúp tăng cường hiệu suất và đơn giản hóa mạng lưới phân phối.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo về rủi ro cho nhà đầu tư nếu một số công ty huy động được nguồn vốn lớn nhưng lại không đạt được kỳ vọng về hiệu quả kinh doanh. Việc các startup được định giá cao cũng có thể hạn chế lựa chọn bán lại cổ phần của các nhà đầu tư tham gia vòng huy động đầu do số bên mua lại sẽ giảm. Nói cách khác, theo lời Julian Counihan từ công ty đầu tư mạo hiểm Schematic Ventures: “Có nhiều người sẵn sàng mua lại một công ty 10 triệu USD hơn số người có thể mua một công ty 10 tỷ USD”.
Trong quý 3/2021, giá trị trước gọi vốn trung vị của các công ty công nghệ mới cho chuỗi cung ứng đã đạt mức 120 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020, theo dữ liệu của PitchBook. Các thương vụ nổi bật trong quý này bao gồm vòng gọi vốn series D 90 triệu USD của Stord và vòng gọi vốn series C gần 1 tỷ USD của Gorilla Technologies, lần lượt nâng giá trị của hai công ty này lên 1,1 và 2,1 tỷ USD.
Jake Medwell, nhà đồng sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm 8VC từ Texas (Mỹ), cho biết: “Xu hướng này đã tạo ra một lượng vốn tăng trưởng khổng lồ và khả năng tiếp cận vốn cho các công ty hàng đầu… Điều đó không có gì xấu miễn là các công ty có trách nhiệm và tập trung cải thiện biện lợi nhuận. Nhưng nếu các công ty này thiếu tập trung và có tư tưởng rằng nguồn tiền sẽ vẫn sẵn sàng, đó là lúc mọi thứ có thể trở nên nguy hiểm”.
Nguồn Wall Street Journal
https://www.nguoiduatin.vn/gioi-dau-tu-my-lien-tuc-bom-tien-vao-cac-startup-logistics-a538936.html
Có thể bạn quan tâm