“Giữ làng trong phố” khi Củ Chi lên thành phố

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 21/02/2022 10:59

Củ Chi phải được xác định đầu tư phát triển thành “đô thị xanh, đô thị sinh thái”. Trong đó, việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cần nhất quán vai trò, sự phát triển của vành đai xanh.

 >>>TP.HCM: Đề nghị giảm quy mô Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi để phù hợp thực tế

Tập trung phát triền vành đai xanh

Đó là phát biểu của các chuyên gia, các nhà khoa học, và nguyên là lãnh đạo TP.HCM tại Hội thảo khoa học định hướng, tiềm năng phát triển và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn Củ Chi, trước những đề xuất đưa Củ Chi lên TP thay vì lên quận, được tổ chức mới đây.

ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng Củ Chi phải được xác định đầu tư phát triển thành “đô thị xanh”, “đô thị sinh thái”

Củ Chi phải được xác định đầu tư phát triển thành “đô thị xanh”, “đô thị sinh thái”.

Theo ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Củ Chi phải được xác định đầu tư phát triển thành “đô thị xanh”, “đô thị sinh thái”. Tuy nhiên, để làm được điều này, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM, cũng như quy hoạch sử dụng đất H.Củ Chi cần nhất quán vai trò và sự phát triển của vành đai xanh; Cho phép một kết nối chặt chẽ hơn giữa các khu vực nông thôn, đô thị và ngoại thành, duy trì sự ổn định của các làng nghề hiện có và phát triển du lịch sinh thái tại địa đạo Củ Chi.

Bên cạnh đó, trong dài hạn, Củ Chi cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần tăng quỹ đất phục vụ mảng xanh.

Việc xây dựng, phát triển khu dân cư trên địa bàn Củ Chi phải quan tâm kế thừa các yếu tố kiến trúc truyền thống, đặc biệt chú trọng đến bố trí sân, vườn, cảnh quan, đảm bảo chất lượng môi trường ở; Cải tạo vườn tạp trong các lô đất của hộ gia đình, đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và tạo môi trường sinh thái khu vực; Đồng thời, giữ gìn và khôi phục không gian mặt nước, bao gồm hệ thống sông, ao hồ, đầm nước, cân bằng môi trường sinh thái, tăng cường khả năng tiêu thoát nước đô thị, phát huy giao thông thủy và hoạt động du lịch, vui chơi giải trí.

Cũng theo ông Hoan, về phát triển hạ tầng giao thông kết nối, cần nhanh chóng triển khai cao tốc An Sương đi Mộc Bài, đường Vành đai 3 sớm kết nối Củ Chi, Hóc Môn với phía đông TP.HCM và tỉnh Đồng Nai, tháo gỡ nút thắt lớn nhất của Củ Chi là giao thông, khi các tuyến đường tại Củ Chi phần lớn là đường nhỏ. Đồng thời, quan tâm phát triển đường ven sông Đồng Nai từ TP.HCM lên Củ Chi, Tây Ninh, vừa giảm thời gian lưu thông, vừa tạo cảnh quan phát triển du lịch sinh thái. "Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án quy hoạch trên địa bàn huyện, đặc biệt là khu đô thị Tây Bắc…”, ông Hoan đề xuất.

Để Củ Chi có sự bứt phá về phát triển trong thời gian tới, các chuyên gia đề xuất TP cần có cơ chế để thu hút các nhà đầu tư lớn, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, chính sách thu hút nhân tài…

>>>Khai trương tuyến du lịch đường sông đầu tiên từ bến Bạch Đằng - Bình Dương - Củ Chi

Kết hợp phát triển du lịch, văn hóa, làng nghề

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quyết Thắng - Bí thư Huyện ủy Củ Chi cho rằng: do là vùng chuyển tiếp giữa vùng Đông Nam bộ và vùng Tây Nam bộ, H.Củ Chi giữ vai trò trung tâm, kết nối phát triển một vùng rộng lớn khi tiếp giáp H.Hóc Môn của TP.HCM và các địa phương như Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Dù có nhiều tiềm năng, nhưng thời gian qua Củ Chi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và những dư địa đang có. "Thời gian tới cần đánh thức, vươn lên mạnh mẽ, cần có chính sách để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, thu hút những tinh hoa đến với Củ Chi nhằm xây dựng một đô thị phát triển bền vững" – ông Thắng nói.

ông Nguyễn Quyết Thắng - Bí thư Huyện ủy Củ Chi, cho rằng: do là vùng chuyển tiếp giữa vùng Đông Nam bộ và vùng Tây Nam bộ, H.Củ Chi giữ vai trò trung tâm, kết nối phát triển một vùng rộng lớn khi tiếp giáp H.Hóc Môn của TP.HCM và các địa phương như Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Dù có nhiều tiềm năng, nhưng thời gian qua Củ Chi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và những dư địa đang có. Thời gian tới cần đánh thức, vươn lên mạnh mẽ, cần có chính sách để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, thu hút những tinh hoa đến với Củ Chi nhằm xây dựng một đô thị phát triển bền vững

Củ Chi cần đánh thức, vươn lên mạnh mẽ, cần có chính sách để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, thu hút những tinh hoa xây dựng một đô thị phát triển bền vững.

Liên quan đến công tác thu hút và kêu gọi đầu tư, đặc biệt đối với 9 dự án đang thu hút đầu tư, với quy mô gần 6.000 ha để kêu gọi đầu tư, bà Phạm Phương Thảo - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho rằng Củ Chi cần tập trung để lên TP, thay vì lên quận. Bởi, nếu lên quận thì Củ Chi sẽ không giữ được phần nông nghiệp, còn lên TP thì có thể gìn giữ và phát triển các xã nông nghiệp để phát triển các thế mạnh, nhằm thu hút khách du lịch.

Do đó, theo bà Thảo, H.Củ Chi cần làm tốt quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nông thôn mới hiện đại theo hướng “giữ làng trong phố”, không để tình trạng đô thị hóa tự phát “phố không ra phố, làng không ra làng”, giữ hành lang ven sông Sài Gòn. Với những nền tảng sẵn có, Củ Chi cần phát triển thành không gian văn hóa đặc trưng, có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết hợp với các giá trị văn hóa, bảo tồn phát triển làng nghề.

Đồng quan điểm, TS Bùi Ngọc Hiền - Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng Củ Chi nên phát triển thành TP thuộc TP bởi hiện nay, huyện đã gần như đáp ứng yêu cầu. Mục tiêu lên TP sẽ phát huy được tiềm năng của Củ Chi.

Tương tự, TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch chung (Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM), cho biết theo quy hoạch hiện hữu, H.Củ Chi định hướng phát triển những khu vực chức năng như khu đô thị Tây Bắc là khu đô thị hiện đại, sinh thái, phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; là trung tâm cấp TP về phía tây - bắc với các chức năng trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí.

Củ Chi cần phát triển thành không gian văn hóa đặc trưng, có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết hợp với các giá trị văn hóa, bảo tồn phát triển làng nghề.

Củ Chi cần phát triển thành không gian văn hóa đặc trưng, có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết hợp với các giá trị văn hóa, bảo tồn phát triển làng nghề.

Củ Chi cũng là địa bàn có định hướng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp: khu công nghiệp Tân Phú Trung, khu công nghiệp Tây Bắc, khu công nghiệp Đông Nam, khu công nghiệp cơ khí ô tô… và các khu sản xuất nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao; Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn phía tây sông Sài Gòn: phát triển khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn có sắc thái riêng, tôn tạo, gìn giữ các giá trị truyền thống lành nghề, phong tục tập quán, đời sống văn hóa kết hợp khai thác du lịch hiện đại, kinh tế nhà vườn.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Đề nghị giảm quy mô Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi để phù hợp thực tế

    11:05, 17/02/2022

  • Thay đổi chiến lược phòng dịch tại TP HCM: Lấy Huyện Củ Chi và Quận 7 làm thí điểm

    16:53, 05/09/2021

  • Khai trương tuyến du lịch đường sông đầu tiên từ bến Bạch Đằng - Bình Dương - Củ Chi

    11:00, 10/07/2020

  • TP HCM đề nghị Trung ương bố trí ngân sách làm Vành đai 3

    09:42, 17/02/2022

  • Những lưu ý quan trọng cho dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô

    20:15, 16/02/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 3 TPHCM

    20:05, 09/02/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đầu tư Vành đai 3 TPHCM phải bảo đảm chất lượng, không lãng phí

    19:15, 30/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Giữ làng trong phố” khi Củ Chi lên thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO