Khi làm được một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chứ không phải riêng của doanh nghiệp.
Năm 1989, GS. Đinh Xuân Bá Phó chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Chủ nhiệm Khoa Tin học của Trường đại học Bách khoa Hà Nội, quyết định rẽ ngang để làm kinh doanh. Việc một nhà khoa học “đi buôn” khi đó dường như chưa có tiền lệ.
Thăng trầm
Công ty Dịch vụ và Tư vấn về tin học (gọi tắt là Secoin) ra đời theo Quyết định số 01/QĐTL của Hội Tin học Việt Nam ra đời và là một trong số những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Dù rằng, trước đó 3 năm, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) mở ra khe cửa cho người dân kinh doanh ở giai đoạn sơ khởi.
Với tư duy của một nhà khoa học, ngay từ ngày đầu thành lập, những người sáng lập Secoin đã có một tầm nhìn “không biên giới”, thể hiện rất rõ chiến lược: “Vươn ra nước ngoài để khai thác tiềm năng trong nước”.
Hiện nay, sản phẩm của Secoin đã có mặt tại trên quốc gia trên khắp 5 châu lục, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành vật liệu xây dựng không nung. Secoin đã bàn giao thành công cho thế hệ thứ hai và đang có những chuẩn bị cho thế hệ thứ ba. Đây là một trong số các doanh nghiệp sau thời kỳ Đổi mới duy trì sự phát triển bền vững và chuyển giao thành công.
Năm 1986, khi kế hoạch Đổi mới nền kinh tế được thông qua. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ sau dấu mốc này và giai đoạn 1986-1997 có thể coi là thời kỳ “khai sinh” trong lịch sử doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sau ngày giải phóng.
Tuy nhiên, sau hơn 30 năm Đổi mới, đã có rất nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thử thách của thương trường vươn lên phát triển mạnh mẽ. Theo danh sách“100 công ty đại chúng lớn nhất” Việt Nam được Forbes Việt Nam cuối năm 2019 thì tốp 10 ghi nhận dấu ấn của khối doanh nghiệp tư nhân khi chiếm đến 5/10 vị trí. Các thương hiệu tư nhân lớn như Vingroup, Hòa Phát, Techcombank, VPBank, THACO, Masan Group… có thứ hạng cao trong danh sách.
Giá trị đích thực
Các doanh nghiệp tư nhân đã nhiều lần lột xác. Sự khắc nghiệt của giai đoạn hiện nay đang thực hiện chức năng sàng lọc của nó. Nhờ đó, Việt Nam đang dần có nhiều hơn các doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đang là ưu tiền hàng đầu của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Tại lễ kỷ niệm 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chính phủ sẽ đồng hành và hậu thuẫn cho sự nghiệp làm ăn của người dân và doanh nghiệp. Chúng ta cần có hàng trăm, hàng ngàn và cả một thế hệ các doanh nhân và các nhà công nghiệp dân tộc hùng mạnh, những con sếu đầu đàn và chúng ta cần có cả “đàn chim Việt” bay cao, bay xa trong nền kinh tế toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 29/04/2020
06:00, 28/04/2020
11:30, 18/04/2020
11:00, 18/04/2020
13:00, 16/04/2020
Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần nhiều “thắng lợi” trên “mặt trận kinh tế”. Và nếu doanh nghiệp là đội quân chủ lực thì doanh nhân chính là những vị tướng lĩnh, những sỹ quan chỉ huy, lãnh đạo, quản lý, dẫn dắt doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, quyết định sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.
Nói về khát vọng của doanh nhân Việt, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup từng chia sẻ rằng: Thế giới không chỉ biết đến một Việt Nam anh hùng mà phải biết đến một Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp.