Có nơi muốn "hiện đại hóa" bằng việc đổi tên, cũng có nơi - để phát triển cần bảo tồn cái cũ. Nhưng hai chuyện sắp nói dưới đây lẽ ra, đổi chổ cho nhau thì tốt biết mấy!
Anh A có cái tên không mấy sang trọng, cũng không hợp thời cho lắm, nhưng được cái tốt bụng và có tài năng nên dù mỗi lần nhắc đến tên anh ai cũng cười song không ai không cảm thấy thích thú và ái mộ anh.
Thế rồi một ngày, anh càu nhàu tại vì cái tên không hợp nên có nguy cơ…tụt hậu so với thiên hạ. Anh có ý định làm lại giấy khai sinh! Nghe vậy ai cũng cảm thấy khó hiểu, nhiều người phì cười vì cách suy nghĩ có phần lạ lùng của anh.
Cái tên có quan trọng không quý vị? Theo tôi, cũng có phần quan trọng. Ví dụ Đại học A, Viện B, Trường C…ngoài những địa danh nhà nước có quy định sao cho hợp thuần phong mỹ tục; còn tên người, bố mẹ nào cũng đủ kiến thức để đặt cho con mình cái tên trang trọng nhất.
Nhưng nếu ai đó nói rằng, “không đổi tên là tụt hậu” thì tôi chẳng có phần trăm nào đồng ý cả. Ví dụ, ai có thể tìm ra lý do tên Đại học Y dược là tụt hậu so với Đại học Sức khỏe?
Xưa nay chỉ nghe nói Đại học nước ta tụt hậu là do chất lượng đào tạo, khả năng nghiên cứu khoa học, số công trình, bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín đẳng cấp quốc tế…
Nói một cách triết học mà rằng, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau, không có hình thức nào không chứa đựng nội dung và không có nội dung nào không tồn tại trong một hình thức nhất định.
Ai đã học qua lý luận chính trị không thể nào không biết nguyên tắc: nội dung luôn thay đổi còn hình thức có tính vững bền - nội dung quyết định hình thức, cho nên sự biến đổi bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung của sự vật hiện tượng.
Để Đại học nước ta không bị tụt hậu so với nước bạn thì cái cần nhất là thay đổi phương thức tổ chức, hoạt động, dùng người tài…là tác động vào nội dung. Chứ không phải thay cái tên là trở nên ngon lành!
Dù có là "ĐẠI HỌC" bao gồm hàng tá trường thành viên mà không chú trọng chất lượng - nội dung thì tụt hậu vẫn cứ tụt hậu.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 14/09/2019
11:00, 31/08/2019
Cách đây nhiều năm, khi lần đầu tiên đến Hội An trong một chuyến tham quan thực tế, tôi chợt mường tượng ra nét gì đó không mấy…Việt Nam. Đường đẹp Tây đi, nhà đẹp Tây ở, món ngon Tây ăn, giá cả cũng chỉ Tây hiểu!
Dưới những mái nhà lợp ngói âm dương, móc treo những chiếc lồng đèn không biết thể hiện văn hóa nước nào; ngoài đường xe ôm, xích lô, taxi chạy bát nháo….Hội An phố cổ đã không còn thuần khiết từ khi đó.
Thế rồi, cái nhãng nhếch cũng luồn lách vào nếp nghĩ, nếp làm, nếp sống của người làm du lịch ở đô thị bé nhỏ này. Quán cà phê không phục vụ người Việt, chỉ “chơi” với Tây; quán cơm cũng chỉ muốn đôla, Eur mà chẳng màng VND…
Một người trải nghiệm cảm giác bị ruồng rẫy ngay chính trên quê hương mình nói với laodong.vn như sau: “Em bán hàng chưa kịp nói gì thì chủ hàng đang ngồi tô son nguýt cái rồi bảo, chỗ tôi toàn bán cho Tây, màu nóng màu lạnh gì! Mình trố mắt nhìn mụ, rồi qua “méc” ông Sự ... chứ chả làm gì được!”.
Ai? Ai đã làm Hội An trở nên lạnh lùng đến như thế? Chê khách Việt, khoái khách Tây chẳng qua cũng chỉ vì tiền; cắt năm xẻ bảy cái thành phố già cỗi đến mức kiệt quệ cũng chỉ vì tiền.
Thật buồn, người Tây văn minh đến xứ ta để chiêm ngưỡng nét cổ kính hiếm có trên thế giới, còn ta tiếp họ và đối đãi với chính mình nhưng những “con nghiện” mùi polymer!
Không chỉ là Hội An mà nhiều thành phố du lịch có một tuyến “phố Tây” là tự hào nhất cõi. Vâng, ngay chính chúng ta còn nhìn chính mình với ánh mắt chưa tròn đầy, thì ai tôn trọng chúng ta nữa?
Ai cũng coi Hội An như cái cục vàng cần phải đục đẽo về phần mình càng nhiều càng tốt. Thế ai mới có nhiệm vụ giữ cho kho báu này tồn tại để khai thác một cách vững bền?
Ngày còn làm Chủ tịch, ông Nguyễn Sự, một người có tâm với Hội An, nói như tiên đoán: “tôi e rồi đồng tiền đi vào cửa trước, giá trị luân lý đi ra cửa sau”.