“Gõ cửa” ngân hàng số

Diendandoanhnghiep.vn Nắm bắt cơ hội của kỷ nguyên số để đưa nền kinh tế Việt Nam “cất cánh” là thông điệp quyết tâm của Chính phủ. Các ngân hàng cũng đã, đang rất nỗ lực chạy đua, không để vuột cơ hội này.

Kỷ nguyên số đã làm được điều mà hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung mong đợi, là thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, quản trị, chất lượng phục vụ theo xu hướng ngân hàng số.

Từ vòng ngoài, đến vùng lõi

Với lĩnh vực tài chính ngân hàng, để có những sản phẩm, dịch vụ tài chính số, thì việc kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh đòi hỏi mỗi TCTD trước hết phải đẩy mạnh đầu tư công nghệ thông tin (CNTT), triển khai ứng dụng công nghệ.

Ở Việt Nam, cách đây vài năm, suất đầu tư, ứng dụng cho công nghệ của các ngân hàng khá thấp. Tín hiệu đáng mừng là bức tranh này đã hồng lên đáng kể theo thời gian. Từ chỗ chỉ có 6 ngân hàng ứng dụng điện toán đám mây năm 2013, thì đến 2018 phần lớn các TCTD đều công bố đầu tư, ứng dụng công nghệ, thay đổi cách thức tương tác và gắn kết khách hàng.

Trên thị trường, TPBank ấn tượng với LiveBank

Sử dụng việc phân tích dữ liệu lớn (Big Data) từ các nguồn dữ liệu bên trong và cả bên ngoài và AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (kết nối vạn vật) nhằm tạo đà chuyển đổi, phát triển sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo và thuận tiện.

Trên thị trường, TPBank ấn tượng với LiveBank, VIB tận tình cùng MyVIB, MBB cũng “lột xác” dịch vụ cùng Chatbox 24/7, VPBank đột phá Yolo… Còn có OCB -một ngân hàng “hạt tiêu” nhưng khá sớm đã hoàn tất Basel II và triển khai mô hình ngân hàng đồng nhất đa kênh (Ommi Channel) trên thị trường…

Gỡ “rào” khát vọng

Năm 2018, Phó Tổng giám đốc 1 trong 4 nhà kiểm toán BigFour toàn cầu chia sẻ với người viết về một ứng dụng Data Analytics của tổ chức này hợp tác cùng Microsoft, dựa trên nền tảng Big Data và AI, cung cấp quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp. Khi được hỏi tại sao không chọn các ngân hàng để triển khai ứng dụng, trong khi họ sở hữu Big Data và rất cần quản trị rủi ro? Câu trả lời bất ngờ: Đúng, các ngân hàng lẽ ra là các tổ chức hàng đầu để áp dụng Data Analytics. Tuy nhiên, chính vì họ có quy mô lớn, nhiều mảng, bộ phận… lại chưa thực sự sẵn sàng để triển khai hợp nhất, đồng bộ số hóa, bao gồm cả năng lực, nghiệp vụ, con người mà con người mới là chủ thể chuyển đổi số.

Hệ thống tài chính ngân hàng trong thời đại số hóa vẫn đã, đang và sẽ cần sự cân bằng giữa hiện hữu- ảo hóa, như một nền tảng vững chắc cho khát vọng số hòa bùng cháy mạnh mẽ hơn!

Thử hình dung nhân lực ngân hàng hôm nay, đã sẵn sàng chào đón khách hàng tại cánh cửa vật lý tại phòng giao dịch, chi nhánh, hội sở, lẫn “cửa” trên không gian “ảo” cung cấp dịch vụ, bắt đầu từ nhận dạng khách hàng bởi một mã, nhãn duy nhất hay chưa? Kế tiếp, “đọc” được khách hàng muốn gì qua cử chỉ, ánh mắt, hành vi giao tiếp của họ trên cơ sở đã được ghi nhận, tích lũy tại Big Data và đưa ra lời khuyên, dịch vụ “trúng”?

“Việc thu hút nhân tài công nghệ là chìa khóa mà cơ quan quản lý đã đặt ra. Vingroup để trở thành tập đoàn công nghệ theo định hướng mới, cũng đã bắt đầu bằng câu chuyện thu hút nhân tài công nghệ. Các ngân hàng được dự báo sẽ chạy đua trong vấn đề này ở năm nay”, một chuyên gia đánh giá.

Củng cố nền tảng cho số hóa

Cùng với đầu tư công nghệ để mở rộng, nâng tầm dịch vụ, nhiều TCTD cũng đang nỗ lực tăng điểm tiếp cận khách hàng, bằng cách này hay cách khác. Có thể qua hệ sinh thái của mình như HDBank, Techcombank, hay qua chiều không gian tỉnh thành với mạng lưới chi nhánh- phòng giao dịch ở nhiều đơn vị được cấp phép mở rộng, trên cơ sở đó thể hiện quy mô, lợi thế, định hướng của ngân hàng. Đồng thời điều này cũng thể hiện tiềm năng bùng nổ những ứng dụng công nghệ ảo hóa mà ngân hàng dự tính cung cấp các dịch vụ tích hợp, đa kênh, hội tụ, theo kế hoạch được tiết lộ, sẽ chưa từng có.

“Trên thế giới, nhiều ngân hàng truyền thống và lớn nhất đã đi trước chuyển đổi số, nhưng đồng thời vẫn giữ những phòng giao dịch, điểm phục vụ khách hàng hiện hữu. Văn minh tiền tệ đã được khởi lên bằng niềm tin trong giao dịch giữa người với người và sẽ không mòn đi khi dù ở thời đại nào, khách hàng cũng vẫn cần được “neo” niềm tin qua những hình ảnh biểu trưng khơi gợi sự cụ thể, vững vàng”, Phó Tổng giám đốc HDBank Lê Thành Trung, chia sẻ.

Bên cạnh sự “ảo hóa” với một app, việc hiện diện của các ngân hàng vật lý vì vậy sẽ vẫn còn tiếp diễn, để khách hàng luôn được rót thêm sự vững tin cùng thỏa mãn.

Có thể thấy xu hướng đan xen ngân hàng vật lý- truyền thống và ngân hàng số ở Việt Nam, sẽ không diễn ra theo kiểu dần thay thế truyền thống kia, hay ngược lại. Và hệ thống tài chính trong thời đại số hóa, vẫn đã, đang, sẽ cần sự cân bằng giữa hiện hữu - ảo hóa, như một nền tảng cho khát vọng số hóa bùng cháy! Khát vọng đã gõ, cửa sẽ mở!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Gõ cửa” ngân hàng số tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711714302 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711714302 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10