Gỡ khó cho sản xuất kinh doanh: Thể chế là số một

Tuấn Phú 04/04/2019 16:00

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019.

Chỉ thị nêu rõ, tăng trưởng GDP Quý I năm 2019 thấp hơn kịch bản tăng trưởng đã được xây dựng từ đầu năm. Do đó, để có thể đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2019 là 6,8%, nhiệm vụ của những tháng cuối năm, trong đó có việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phấn đấu của tất cả các ngành, các cấp trong tất cả các lĩnh vực.

br class=

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (các bộ, ngành và địa phương)... tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.

Nhận diện khó khăn

Nhìn lại năm 2018, năm cải cách điều kiện kinh doanh, đã có 25 nghị định về sửa đổi, cắt giảm điều kiện kinh doanh được ban hành; sửa đổi cho 80 nghị định, trải rộng trên 15 lĩnh vực của 15 bộ, ngành - với hơn 50% số điều kiện, tương ứng hơn 3.000 điều kiện kinh doanh đã được cắt bỏ hoặc sửa đổi, thay thế. Cùng với việc cắt giảm, xóa bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết đã giúp giảm đáng kể thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù thủ tục đăng ký doanh nghiệp được ca ngợi là bước tiến của cải cách thủ tục hành chính, trên thực tế vẫn còn một số rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp như: việc xác định mã ngành cấp 4 khi đăng ký kinh doanh (ĐKKD), thời gian hoàn thành việc đăng ký doanh nghiệp trên thực tế với quy định của luật vẫn còn vênh nhau. “Những bất cập này có thể là cản trở, thông điệp ngược cho tinh thần cải cách.

Không chỉ có tình hình trong nước, Thủ tướng cho biết, tình hình kinh tế thế giới dự báo gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Hầu hết các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu. Thương mại toàn cầu chậm lại, sức sản xuất suy yếu. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành chế tạo của nhiều nền kinh tế lớn trong tháng 3/2019 tiếp tục giảm.

WB dự báo kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,6% trong năm 2019, cao hơn bình quân khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (khoảng 6%).

Trong bối cảnh tình hình toàn cầu và khu vực như trên, các tổ chức quốc tế vẫn có đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam. ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6,8% trong năm 2019. WB dự báo kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,6% trong năm 2019, cao hơn bình quân khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (khoảng 6%).

Thủ tướng cũng lưu ý, VCCI đã cho công bố kết quả điều tra chỉ số PCI 2018, kết quả điều tra cho thấy một số lĩnh vực của môi trường kinh doanh có thay đổi tích cực hơn so với năm 2017 như chi phí không chính thức giảm, 49% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 56% doanh nghiệp FDI sẽ có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần tiếp tục lưu ý là cần phải tiếp tục nâng cao tính liêm chính, minh bạch; tăng cường chất lượng đào tạo lao động, cải thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, hải quan…

Có thể bạn quan tâm

  • Chính phủ “gỡ khó” cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng

    18:15, 02/04/2019

  • Nhiều giải pháp gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp

    23:26, 29/03/2019

  • Cải cách thể chế: “Lấy đá ghè chân mình” cũng phải làm

    05:00, 21/03/2019

  • Cải cách thể chế không để... “ngâm lâu”!

    15:30, 18/03/2019

  • Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tư duy “xin-cho” trong xây dựng thể chế

    00:00, 09/03/2019

  • Chuyên gia Trần Đình Thiên: Tạo thể chế bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân phát triển

    14:08, 15/03/2019

Hóa giải thách thức

Thủ tướng cho rằng, kỳ vọng hoàn thành nhiệm vụ tăng trưởng không hề đơn giản, do đó, không được chủ quan, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là Nghị quyết 01, 02 để thúc đẩy xử lý, giải quyết mạnh mẽ hơn, ý chí mãnh liệt hơn, hành động hiệu quả hơn. Tinh thần là phối hợp, đoàn kết xốc tới nhằm đạt mục tiêu đề ra của năm nay, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chỉ thị của Thủ tướng đã nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra trong năm 2019 gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Thứ hai, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ nút thắt hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.

Thứ ba, quyết liệt thực hiện các giải pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phục vụ xuất khẩu, bảo đảm hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đề ra.

Thứ tư, tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án công nghiệp quy mô lớn, bảo đảm giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư công trong năm 2019.

Thứ năm, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu.

Thứ sáu, phát triển mạnh mẽ du lịch, góp phần lan tỏa tới nhiều ngành sản xuất, dịch vụ thị trường phát triển.

Thứ bảy, tổ chức các Hội nghị quốc gia tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Tại các cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng cũng không ngần ngại: “Thể chế là số một, cần rà lại, cụ thể hóa vấn đề này, có danh mục kèm theo”. Cải cách thủ tục hành chính một cách thực chất hơn nữa. Các bộ đều phải trình chương trình hành động thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thủ tướng kỳ vọng, các giải pháp trên được triển khai hiệu quả, đồng bộ, kịp thời, cả phía cầu và phía cung, thì có thể đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6,6 - 68%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ khó cho sản xuất kinh doanh: Thể chế là số một
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO