Gỡ “nút thắt” đầu tư PPP trong giao thông

Diendandoanhnghiep.vn Dự án Luật Đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) lần đầu tiên được trình Quốc hội cho ý kiến vào sáng nay (11/11).

Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 4 thảo luận ở tổ, hội trường về số dự luật quan trọng. Một trong số này là dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) lần đầu tiên được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.   

Trạm BOT Cai Lậy phải dừng thu phí vì bị phản đối.

Trạm BOT Cai Lậy phải dừng thu phí vì bị phản đối.

Nhiều vướng mắc

Theo tổng kết, phương thức PPP đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân, riêng lĩnh vực GTVT, đã thu hút được 220 dự án với tổng vốn đầu tư 387 ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhiều dự án PPP gặp không ít vướng mắc về cơ chế, chính sách, dẫn đến tình trạng triển khai chậm, kém hiệu quả và xung đột lợi ích giữa các nhà đầu tư và người sử dụng, tạo dư luận tiêu cực. Bên cạnh đó, các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vận tải lại bị người dân phản đối quyết liệt.

Không thể phủ nhận các dự án hợp đồng BOT giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế, rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Song, do trong một thời gian dài, các dự án BOT được triển khai trong bối cảnh chưa có Luật PPP.

Điển hình như, khu vực ĐBSCL có 9 trạm thu phí BOT trên các trục quốc lộ, ngoài trạm BOT Trung Lương-TP.HCM dừng thu vì hết thời hạn hợp đồng thì 2 trạm khác là Cai Lậy (QL1) và T2 (QL 91) do bị chủ phương tiện phản đối mà phải dừng thu phí.

Nhằm tiến tới tái thu phí tại trạm BOT Cai Lậy, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang đã có đề xuất phương án giảm giá thu phí và xây thêm trạm thu phí trên tuyến tránh phương tiện đi tuyến nào thì thu tuyến đó, trạm nào thu đủ hoàn vốn trước thì dừng thu trước.

Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang Trần Văn Bon, cho biết đề xuất của tỉnh cũng chỉ dựa trên 5 phương án mà Bộ GTVT đưa ra và có lấy ý kiến của người dân địa phương.

Trao đổi với PV Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Bon cho biết theo dự kiến ban đầu thì cả hai trạm thu song song và bằng mức thu. Tuy nhiên, điều này cũng chưa hợp lý vì tuyến tránh tổng mức đầu tư gấp đôi tuyến hiện hữu tăng cường mặt đường (QL1). Còn nếu thu phí dựa trên tổng mức đầu tư thì mức phí qua QL1 đoạn Cai Lậy sẽ thấp hơn tuyến tránh, khi đó lưu lượng phương tiện sẽ đổ dồn vào gây ùn tắc đoạn đường này.

Trước đó trên cổng thông tin của Tổng cục đường bộ VN cũng đã phát đi thông báo dự kiến từ ngày 1/11/2019 sẽ tổ chức phân luồng hạn chế xe tải trọng lớn đi trên QL1 vào thị xã Cai Lậy, tuy nhiên do sự chưa đồng tình của người dân mà cho tới nay chủ trương này vẫn chưa thực hiện được.

Đối với trạm T2 trên QL91, ngay từ khi đi vào hoạt động đã cho thấy vị trí đặt trạm không hợp lý, dẫn đến thu phí cả các phương tiện đi trên tuyến QL80 qua phà Vàm Cống. Khi cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng thì trạm thu phí này càng lộ rõ bất hợp lý khi thu tất phương tiện từ các nơi đi đến An Giang trong khi các phương tiện chỉ sử dụng vài trăm mét đường do nhà đầu tư BOT thực hiện.

Trạm thu phí BOT T2

Trạm thu phí BOT T2

Cần hành lang pháp lý cho dự án PPP

Không thể phủ nhận các dự án hợp đồng BOT giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế, rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, do trong một thời gian dài, các dự án BOT được triển khai trong bối cảnh chưa có Luật PPP. Khung pháp lý cao nhất mới chỉ dừng ở các nghị định, thông tư, nên đã nảy sinh nhiều bất cập, gây bức xúc dư luận, nhất là một số dự án cải tạo, nâng cấp đường hiện hữu, sau đó đặt trạm thu phí, dẫn tới việc người dân sử dụng đường đang được miễn phí phải trả phí.

Về phía nhà đầu tư các dự án BOT, ông Trần Văn Thế, Phó Tổng giám đốc Cty cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho biết, nguyên nhân chính dẫn tới các bất cập tại các dự án BOT thời gian qua là hành lang pháp lý của hình thức đầu tư này chưa đồng bộ và còn nhiều chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Thêm vào đó, các nghị định và thông tư liên quan liên tục thay đổi, khiến các nhà đầu tư không theo kịp.

Do vậy, Quốc hội cần sớm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật PPP) để các nhà đầu tư yên tâm thực hiện trong thời gian tới”, ông Thế đề xuất.

Trở lại với trường hợp 2 trạm BOT đang bị tê liệt Cai Lậy và T2. Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh An Giang, trục QL 1 là tuyến đường độc đạo của huyết mạch của 9 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, đoạn qua thị xã Cai Lậy tính hết dự án BOT dài hơn 26 km, nếu phân luồng cấm xe tải trên 3 tấn vào (như lời Tổng cục trưởng Tổng cục giao thông VN phát biểu trên báo chí) thì hàng ngàn hộ dân, kinh doanh trong phạm vi này sẽ rất khó khăn, do vậy theo tôi nên phân luồng theo cách chỉ cấm xe tải trọng lớn đi vào đoạn đường này trong những khung giờ cao điểm.

Vùng ĐBSCL “vựa lúa” của cả nước nhưng hạ tầng giao thông còn rất yếu kém, vì thế nhà nước cũng nên có cơ chế đặc thù cho vùng này. Hàng năm nhà nước thu phí bảo trì đường bộ hàng chục ngàn tỷ đồng, mục đích sử dụng số tiền này chủ yếu để duy tu bảo dưỡng và đầu tư công trình giao thông. Như vậy, Bộ GTVT có thể sử dụng kinh phí này để hoàn trả phần nhà đầu tư bỏ ra để tăng cường mặt đường trên tuyến QL1 và dời trạm thu phí Cai Lậy vào tuyến tránh để thu hoàn vốn cho tuyến tránh. Tương tự như vậy, đề nghị nhà nước mua lại trạm T2 trên QL 91 và chỉ cho phép trạm T1 hoạt động, đây được xem là phương án tối ưu nhất trong các phương án đã được đưa ra bàn thảo.”- ông Xuân đề xuất hướng tháo gỡ bế tắc cho hai dự án BOT Cai lậy và T2.

Theo chương trình trước khi thảo luận ở tổ về dự án luật này vào sáng nay (11/11), các đại biểu sẽ nghe Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa uỷ quyền Thủ tướng, trình bày tờ trình dự án Luật Đầu tư PPP. Tiếp sau đó, đại diện cơ quan thẩm tra - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án này.

Điểm đáng chú ý tại dự thảo luật này, là quy định doanh nghiệp làm dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhưng không được phát hành cổ phiếu theo Luật Chứng khoán. Hoạt động huy động vốn này, theo lý giải tại tờ trình Chính phủ, giúp doanh nghiệp làm dự án PPP có thể huy động được vốn thứ cấp, giảm chi phí dự án. 

Riêng về cơ chế chia sẻ rủi ro, tại dự thảo Luật Đầu tư PPP, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét 2 cơ chế: bảo đảm cân đối ngoại tệ và chia sẻ rủi ro doanh thu giữa Nhà nước - nhà đầu tư. Về cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ áp dụng cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng. 

Còn cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu, Chính phủ trình 2 phương án. Một là Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Phương án 2, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.

Sau thảo luận ở tổ, dự án Luật Đầu tư PPP sẽ được Quốc hội thảo luận ở hội trường vào ngày 19/11.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ “nút thắt” đầu tư PPP trong giao thông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708156 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708156 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10