GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 40: Nền nông nghiệp “không chân"

Trương Khắc Trà 29/02/2020 06:00

Riết rồi có khi mấy tạ thóc trong nhà - nếu muốn bán cũng phải nhờ các cơ quan, đoàn thể mua giúp. Thật đấy!

Ông Tư thả cái cuốc nhảy phắt qua hàng dâm bụt hớt hải loan báo: Ê mày, sao không tranh thủ đợt này đi Sài Gòn thăm con gái? Chú Bảy giật tà áo lau mồ hôi rồi nhăn nhó hỏi lại: Ơ, nhà bao việc, đi là đi thế nào?

Ông Tư giơ cái điện thoại cảm ứng vuốt vuốt một hồi, này này vé máy bay rẻ như cho, sao không tranh thủ mà vi vu một chuyến cho sướng cái thằng người?

Bao nhiêu là rẻ? Chú Bảy hỏi dồn. Không một xu nào luôn - Tư chêm ngay vào. Quái lạ, chết sống thế nào mà vé máy bay miễn phí, chả nhẽ người ta... “bưng bô cho ông...” à?

Không, không, ông không xem tivi, đọc báo à, dịch bệnh lây lan, người ta hạn chế đi lại nên mới có chuyện giá vé máy bay rẻ vầy nè. À ra vậy, thế không ai đi thì tôi đi...một mình à? Ông Bảy cắc cớ!

Có thể bạn quan tâm

  • GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 39: Đất nước trong tim

    GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 39: Đất nước trong tim

    06:00, 22/02/2020

  • GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 38: Hòa nhập không “hòa tan”

    GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 38: Hòa nhập không “hòa tan”

    06:00, 16/02/2020

  • GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 37: Cần “cái chổi” của Bộ trưởng

    GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 37: Cần “cái chổi” của Bộ trưởng

    06:00, 08/02/2020

Ông Tư tiếp chuyện, không phải chỉ có vé máy bay mới rẻ đâu, báo đài còn đưa tin tôm hùm rẻ...hơn bèo, dưa hấu đổ đống...người người nhà nhà dạo này tha hồ hưởng thụ sơn hào hải vị.

Chết dở, tôi nghe nói dạo trước thịt heo cũng rẻ như cho, gà vịt bán đổ bán tháo vì dịch bệnh phải không Tư? Ừ, đúng rồi, thằng Hai nhà tôi làm Bí thư xã đoàn cũng bị gán “định mức” 5 ký thịt heo đấy!

Nghe người ta nói nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, dựa vào nông nghiệp nhưng bây giờ cái gì cũng chẳng bán được thì nông dân như tụi mình sống sao Tư? Có khi nào gần chục tấn lúa nhà tôi và ông cũng cần “giải cứu” không? Ông Tư bần thần, ừ biết đâu được!

***

Thấy đấy, người ta sốt ruột tìm cách xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, đôi khi chỉ cần vài chục kg vải, vài trăm ký thanh long lên máy bay xuất cảnh đã là mừng rơi nước mắt.

Oái ăm thay, người Việt đem hàng hóa ngon nhất bán ra ngoài, nhưng khi muốn ăn lại phải móc ra gấp nhiều lần để mua lại. Ngay tại Việt Nam có một phân khúc khách hàng “khó tính” chẳng thua gì Mỹ hay Âu châu.

Và chúng ta cũng rất ít được nghe một chương trình nào đó thật quy mô, bài bản hòng chinh phục thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Lẽ nào khách hàng nội địa chẳng cần chinh phục?

Vì sao lại có khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”? Tôi cho rằng, đây là “cha đẻ” của “giải cứu” núp bóng lòng tự tôn dân tộc, khai thác quá đà yếu tố tinh thần.

Những người kêu gọi “giải cứu” khi thừa mứa - họ ở đâu khi hàng hóa khan hiếm? Ai rũ lòng thương lại khách hàng khi giá cả bị đột văng trần mỗi mùa lễ, Tết...?

Không thiếu cơ quan, đoàn thể làm cái việc “điều phối thị trường nông sản khi ế ẩm” nhưng chẳng cơ quan nào “ra tay” khi khẩu trang bị đầu cơ, thổi giá trong mùa dịch!

Cuối cùng chỉ có 2 đối tượng bị thiệt hại nặng nề trong nền kinh tế “giải cứu”, một là người tiêu dùng, hai là người trực tiếp sản xuất. Vậy, lợi nhuận của con số xuất khẩu nông sản hơn 40 tỷ USD mỗi năm thực sự nằm ở đâu?

Cuối cùng là thông tin rất "sốt dẻo", một nhà đầu tư Thái Lan đã mua lại hệ thống điện máy Nguyễn Kim, vậy là từ BigC, đến bia bọt, bây giờ là điện máy đều là của nước ngoài!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 40: Nền nông nghiệp “không chân"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO