GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 38: Hòa nhập không “hòa tan”

Diendandoanhnghiep.vn “Tôi nghĩ rằng hội nhập có cái mình nên giống, nhưng có cái mình cần phải rất khác"...

Cách đây nhiều năm, trong một tiết học Địa lý, khi giảng về hội nhập quốc tế, thầy tôi ví von “giống như một ngôi nhà, nóng quá thì phải mở cửa, những thứ vào không chỉ là gió mà có cả ruồi, muỗi...”.

Cũng rất nhiều năm sau đó và đến tận bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ lại câu nói của thầy khi đụng đến lĩnh vực “hội nhập”, “mở cửa”. Càng ngẫm nghĩ, càng âm thầm quan sát rồi lấy ví dụ minh họa, tôi càng thấy câu nói đó như một chân lý. “Gió” cũng nhiều, “ruồi”, “muỗi” chẳng ít!

Này nhé, ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức nối mạng Internet quốc tế, giống như cái ao tù nay được đào con kênh nối với dòng sông lớn thông ra biển cả. Nhờ dòng nước mát, cái ao ấy - cá tôm nhiều hơn, thuyền bè ra vào tấp nập, rồi người ta tính chuyện xây cảng, phát triển thành lĩnh vực mới là vận tải biển, v...v.

Dĩ nhiên, cũng có những kẻ đánh cắp tôm cá, vào ao không với thái độ thiện chí, gây ra cả đống chuyện trên trời dưới đất trong khi...nhà bao việc!

Đấy! Có Internet, thông tin dễ dàng tiếp cận, kiến thức nhân loại dễ dàng phổ biến, xu hướng, cách thức làm ăn kinh doanh, mông má làm đẹp, chợ búa phòng the,...tất tần tật đều có “chị Google” giúp đỡ.

Nhưng, Internet cũng bị biến thành công cụ gây rối, đưa thông tin xấu, độc, hại đến tận túi quần người sử dụng, đến nỗi “an ninh mạng” là lĩnh vực từ con số 0 nhảy vọt thành nhiều chữ số!

Đến hôm nay, làm sao để hạn chế được mặt trái của Internet vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Nó không chỉ là chuyện quốc gia đại sự mà còn đi vào nỗi băn khoăn của từng gia đình, cá nhân.

Dông dài là bởi, bất cứ động tác mở cửa, hội nhập nào cũng để lại “tác dụng phụ” như một điều tất yếu.

Đơn cử như, chúng ta ký với một quốc gia nào đó một hiệp định Thương mại tự do, mừng là điều hiển nhiên, bởi trước hết là thành công về mặt ngoại giao, để thế giới thấy một Việt Nam ngày nay tròn trịa, đang để tin cậy.

Nhưng trong khi chúng tập trung toàn lực tính chuyện thâm nhập vào đối phương thì đối phương cũng toan tính làm sao để khai thác được từ ta càng nhiều càng tốt, nhất là khi đối phương ấy mạnh hơn ta về mọi mặt.

Lâu lâu lại thấy ai đó sử dụng cụm từ “mặt trận kinh tế”, đồ rằng “mặt trận” là từ xuất phát từ lịch sử chiến tranh. Nói vậy để thấy kinh tế khốc liệt có khác chi cuộc chiến súng đạn!

Trước khi ra trận, điều đầu tiên đừng nghĩ là ta sẽ thu được chiến lợi phẩm gì. Bởi chắc gì đã thắng? Mà động tác trước tiên của các nhà cầm quân mưu lược là đánh giá sức mạnh quân địch, cũng cố, rà soát đội ngũ ta; dồn toàn lực, tổng tấn công không có nghĩa là bỏ lại...thành phố sau lưng.

Thiết nghĩ, ứng xử với EVFTA, EVIPA, CPTPP hay bất cứ mối quan hệ nào cũng phải dựa trên nguyên lý “biết ta biết người” thế mới hy vọng bớt thất bại, nhiều thành công, chứ chưa dám nói “bách chiến bách thắng”.       

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 38: Hòa nhập không “hòa tan” tại chuyên mục Tâm điểm của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711619955 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711619955 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10