Gojek và Tokopedia chính thức "về chung một nhà"

KHÁNH HÀ 17/05/2021 11:00

Hai startup hàng đầu Indonesia thông báo hợp nhất để tạo ra một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Đông Nam Á.

Tập đoàn công nghệ này sẽ cung cấp mọi dịch vụ từ gọi xe, thanh toán kỹ thuật số đến thương mại điện tử. Thông qua sự hỗ trợ của các cổ đông gồm Google và Alibaba, Gojek và Tokopedia sẽ thành lập một liên doanh có tên Go To Group. Tuy nhiên, hai startup vẫn tiếp tục cung cấp các dịch vụ của mình dưới tên thương hiệu hiện tại.

Trong thông cáo chung, Gojek và Tokopedia cho biết thương vụ hợp nhất này có giá trị khoảng 18 tỷ USD sau các cuộc đàm phán. Trong đó, cổ đông Gojek nắm 58% cổ phần tại Go To Group, phần còn lại thuộc về Tokopedia.

Hai startup hàng đầu Indonesia thông báo hợp nhất để tạo ra một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Đông Nam Á.

Hai startup hàng đầu Indonesia thông báo hợp nhất để tạo ra một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Đông Nam Á.

Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất từ trước cho đến nay tại Indonesia. Thương vụ này sẽ giúp hai doanh nghiệp Indonesia cạnh tranh tốt hơn với Sea và Grab trong cuộc đua siêu ứng dụng tại Đông Nam Á.

Tại liên doanh mới, CEO, đồng sáng lập Gojek Andre Soelistyo tiếp tục làm CEO, tương tự Chủ tịch Patrick Cao của Tokopedia vẫn giữ vị trí này. William Tanuwijaya, CEO Tokopedia sẽ đứng đầu mảng bán hàng trực tuyến mà ông sáng lập từ năm 2009. Mảng gọi xe tiếp tục được đồng sáng lập Gojek Kevin Aluwi phụ trách. Soelistyo nắm mảng thanh toán và các dịch vụ tài chính của GoTo Financial.

"Hôm nay là một ngày lịch sử, đánh dấu sự khởi đầu của GoTo và giai đoạn phát triển tiếp theo của Gojek, Tokopedia và GoTo Financial. Tài xế Gojek sẽ vận chuyển hàng hoá của Tokopedia nhiều hơn, các đối tác ở mọi quy mô được hưởng nhiều lợi ích hơn nhờ sự hợp tác này" Soelistyo cho biết.

Trong dài hạn, Go To Group có thể tìm cách để IPO. 2 startup này được cho là đã thảo luận về nhiều kịch bản khác nhau với mục tiêu cuối cùng là IPO tại Jakarta và Mỹ. Họ hướng tới định giá 35 - 40 tỷ USD. Gojek và Tokopedia cho biết họ có tổng giá trị giao dịch trên 22 tỷ USD năm ngoái và hơn 100 triệu người dùng hoạt động thường xuyên mỗi tháng.

Hai doanh nghiệp bắt đầu đàm phán về khả năng sáp nhập đầu năm nay. Cuộc đàm phán được đẩy nhanh tiến độ vào tháng 4 khi cả hai bên chuyển sang tìm kiếm sự chấp nhận của các nhà đầu tư.

Gojek khởi đầu là một trung tâm cuộc gọi vào năm 2010 khi doanh nhân Nadiem Makarim cố gắng điều phối các đơn hàng giao cho khách tại thủ đô Jakarta. Khi đó, mọi thứ đều thủ công: nhân viên gọi điện cho từng tái xế xe ôm cho tới khi một người chấp nhận giao đơn hàng. Makarim khi đó cũng đang làm việc tại một số công ty khác để duy trì hoạt động của Gojek.

Với vốn đầu tư từ Northstar, năm 2014, Makarim quyết định phát triển một ứng dụng di động để tự động hóa quy trình giao hàng của Gojek. Khi ra mắt vào đầu năm 2015, dịch vụ của Gojek phổ biến tới mức công ty không thể đáp ứng hết nhu cầu.

Năm đó, Soelistyo gia nhập Gojek với vai trò chủ tịch và mở rộng hoạt động của công ty sang khoảng 20 dịch vụ khác, bao gồm dịch vụ y tế từ xa và đầu tư cá nhân. Ông được bổ nhiệm làm đồng CEO cùng với ông Aluwi vào tháng 10/2019, khi Makarim từ chức tại Gojek để gia nhập chính trường. Ông Makarim hiện là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia.

Tin đồn về việc hợp nhất Gojek-Tokopedia đã lan truyền từ đầu năm 2021, ngay sau khi cuộc đàm phán sáp nhập của Gojek và Grab tan vỡ. Một số nhà quan sát cảnh báo rằng sự hợp nhất giữa Grab và Gojek có thể gây ra sự phản kháng do các hoạt động độc quyền vào thời điểm đó, trong khi các dịch vụ của Gojek và Tokopedia dường như bổ sung cho nhau.

Nhìn thấy tiềm năng lớn ở Gojek, nhiều nhà đầu đã gõ cửa người đồng sáng lập Nadiem Makarim và ngỏ lời đầu tư. Cuối năm 2014, Gojek nhận 2 triệu USD đầu tư trong vòng gọi vốn Series A. Đây là bàn đạp để Gojek có thể ra mắt ứng dụng vào năm 2015.

Trong giai đoạn đầu tiên, Gojek chỉ có 4 dịch vụ: Dịch vụ gọi xe GoRide, dịch vụ giao đồ GoSend, dịch vụ giao đồ tươi sống GoMart và dịch vụ giao đồ ăn GoFood. Khác với Uber và GrabTaxi với mô hình kinh doanh chủ yếu xoay quanh mảng vận tải, ngay từ đầu, Gojek xử lý nhiều dịch vụ chỉ trong một ứng dụng. Chiến lược của Gojek đối mặt với sự hoài nghi của nhiều người.

Dù vậy, Gojek tiếp tục bổ sung thêm nhiều dịch vụ vào ứng dụng của họ. Năm 2016, Gojek ra mắt ví điện tử GoPay để tận dụng thị trường dịch vụ tài chính rất phân mảnh ở Indonesia.

Có thể bạn quan tâm

  • Gojek nhận thêm 300 triệu USD từ Telkomsel trước khi sáp nhập với Tokopedia

    Gojek nhận thêm 300 triệu USD từ Telkomsel trước khi sáp nhập với Tokopedia

    04:23, 17/05/2021

  • Gojek Việt hỗ trợ dự án khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ

    Gojek Việt hỗ trợ dự án khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ

    04:05, 09/05/2021

  • Ứng dụng Gojek Việt khẳng định sẽ tham gia mảng gọi xe 4 bánh

    Ứng dụng Gojek Việt khẳng định sẽ tham gia mảng gọi xe 4 bánh

    04:29, 03/05/2021

  • Ứng dụng Gojek Việt cán mốc 200.000 đối tác tài xế

    Ứng dụng Gojek Việt cán mốc 200.000 đối tác tài xế

    04:05, 27/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gojek và Tokopedia chính thức "về chung một nhà"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO