Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) đã tìm ra giải pháp thích ứng với COVID-19, bằng tư duy chuyển đổi số. Nhờ vậy, PNJ vẫn giữ được lửa kinh doanh.
>> Đề xuất tăng thuế xuất khẩu vàng nữ trang: “Bóp nghẹt” doanh nghiệp
Tuy vậy, doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với không ít thách thức, khi chưa được nhập khẩu vàng nguyên liêu, sức mua có nguy cơ giảm do COVID-19 và lạm phát tăng cao.
Năm 2021, PNJ đạt 19.547,1 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.029 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành lần lượt 93,1% và 88,9% chỉ tiêu. Tuy vậy, cổ đông PNJ có thể tạm hài lòng khi trong đại dịch, Công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng doanh thu bán lẻ - mảng cốt lõi, chiếm 58,8% tổng doanh thu cả năm. Nhờ vậy, PNJ tiếp tục giữ vị trí số một về thị phần bán lẻ trang sức tại Việt Nam.
Cùng với đó, PNJ có đợt tái cơ cấu hệ thống phân phối bán lẻ trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Quyết định này là bình thường của bất kỳ nhà bán lẻ nào khi các yếu tố khách quan (mặt bằng đi thuê) và chủ quan (nhu cầu đánh giá lại điểm tiếp nhận phù hợp khách hàng) sẽ luôn thúc đẩy họ phải đánh giá, tái cơ cấu lại hệ thống điểm bán. Tương tự là Thế giới Di động, một “đối trọng” của PNJ trong bán lẻ mảng đồng hồ, cũng đã lùm xùm vì thanh toán mặt bằng không “fair” với chủ nhà cho thuê và sau đó tìm kiếm điểm mới trong chuỗi thúc đẩy tái cơ cấu điểm bán của mình.
Với PNJ, họ đóng 21 cửa hàng, trong đó đa phần là PNJ Silver, đồng thời đầu tư mở mới 20 cửa hàng Gold, một cửa hàng Style theo hướng vị trí đắc địa hơn, chi phí thuê tốt hơn, tối ưu hiệu quả hơn. 342 cửa hàng là bệ phóng để PNJ có thể trở thành chỗ “hạ cánh” cho nhà đầu tư. Nhưng liệu “bến đỗ” này có hoàn toàn an toàn?
>> “Nới van” điều tiết thị trường vàng (Kỳ III): Cần sớm thành lập Sở giao dịch vàng
1.029 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế năm 2021 của PNJ, hoàn thành 88,9% kế hoạch năm của Công ty.
Mới đây, Dragon Capital (DC) đã bán bớt 1 triệu cổ phiếu PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,33% xuống 8,89%. Đây là một động thái thoái vốn có thể là chốt NAV theo quý, nhưng cũng có thể là mở màn cho chuỗi thoái vốn của DC khỏi một bluechip như trường hợp DC đã thực hiện với HPG.
Điều đáng mừng cho PNJ là cổ phiếu này không vì thế mà tuột dốc. Cổ phiếu PNJ bất ngờ tăng mạnh trong 3 phiên liên tiếp ngay sau khi DC thực hiện giao dịch, chạm đỉnh 120.000 đồng/cp trong phiên ngày 4/4 trước khi quay đầu kết phiên tại mức 116.600 đồng/cp.
Dường như nhà đầu tư đang phản ánh sự chờ đón kế hoạch 2022 của PNJ, với doanh thu thuần năm nay dự kiến đạt 25.834 tỷ đồng, tăng 32% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.319 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20% trong năm 2022.
Dù vậy, PNJ tiếp tục đối mặt với thời kỳ “chuyển giao quyền lực” khi cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT hết nhiệm kỳ. Trong đó, Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung là người thuyền trưởng có vai trò động lực, tinh thần của Công ty, vẫn đang giai đoạn phải bồi dưỡng lớp kế cận.
Có thể bạn quan tâm
Chế độ bản vị vàng kiểu Nga tác động thế nào đến giá vàng?
05:30, 03/04/2022
Báo cáo việc làm của Mỹ tạo cú sốc với giá vàng tuần tới?
05:30, 27/03/2022
Giá vàng sẽ sớm lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce?
11:30, 21/03/2022
Giá vàng tuần tới: Chiến sự Nga-Ukraine sẽ “lấn át” dư âm của FED
05:30, 20/03/2022
Cùng với đó, việc không được nhập khẩu vàng nguyên liệu trong bối cảnh giá vàng không ngừng leo thang cũng là thách thức đối với PNJ. Ngoài ra, dịch bệnh còn ám ảnh, lạm phát giá hàng hóa khiến nhiều người thắt chặt chi tiêu, cũng có nguy cơ làm giảm doanh số của PNJ... Đây là những thách thức lớn mà PNJ cần vượt qua.