Kiểm soát lạm phát, hạ giá xăng dầu để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh… là những giải pháp duy trì sự phục hồi ấn tượng của thị trường lao động việc làm sau đại dịch.
>>Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường, hạ nhiệt giá xăng dầu
Thông tin trên được ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đưa ra tại cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 được tổ chức sáng nay (6/7).
Theo Tổng cục Thống kê, việc thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP với các giải pháp cụ thể đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động quý 2 - 2022 phục hồi mạnh mẽ. Hiện cả nước có 51,6 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, tăng 0,4 triệu người so với quý trước.
Số người thiếu việc làm đã được cải thiện đáng kể ở cả 6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Cả nước hiện có hơn 880 ngàn người thiếu việc làm ở độ tuổi lao động; trong đó, khu vực có số lượng người thiếu việc làm nhiều nhất là nông lâm nghiệp và thuỷ sản.
Khác với những năm trước, kể cả những năm chưa chịu tác động của đại dịch COVID-19, thu nhập của người lao động quý 2 thường giảm so với quý 1 do các khoản thu nhập phụ trội bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán thường được chi trả chủ yếu trong quý 1. Tuy nhiên, năm nay tình hình ngược lại, trong quý 2 thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng dương. Đây là dấu hiệu tích cực khẳng định sự tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.
Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động làm việc ở cả 21 ngành kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá là khai khoáng đạt mức 9,7 triệu đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,4 triệu đồng, tăng 12,4... Ngay cả ngành gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá xăng dầu như ngành vận tải kho bãi cũng có mức tăng trưởng thu nhập khá, đạt mức 8,9 triệu đồng, tăng 4,2% so với quý trước.
Đặc biệt, lao động có việc làm ở ngành dịch vụ hiện đạt 19,8 triệu người, tăng gần 430 ngàn người so với quý trước. Đây quý 3 liên tiếp kể từ sau mức giảm chạm đáy vào quý 3 năm 2021, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận mức tăng mạnh mẽ về số lượng lao động trở lại.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến đánh giá bức tranh thị trường lao động Việt Nam trong quý 2 đã có nhiều khởi sắc và tăng trưởng bền vững hơn. Tuy vậy, bước sang quý 3, thị trường lao động vẫn có thể đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chịu áp lực tăng giá xăng và một số mặt hàng thiết yếu từ cuộc khủng hoảng Nga -Ukraine, Trước tình hình đó, Tổng cục Thống kê đưa ra 2 kiến nghị.
Đó là tiếp tục nhất quán phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19”, không chủ quan lơ là khi dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, khó lường với các biến chủng mới và sẵn sàng kịch bản đối phó.
>>Giảm thuế xăng dầu, ngân sách có thể giảm thu hơn 32.000 tỉ đồng năm 2022
>>“Hạ nhiệt” giá xăng dầu: Không thể chờ đến kỳ họp Quốc hội… chính thức
>>Nghề cá "khốn khổ" vì xăng, dầu
Ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, tạo tiền đề phát triển kinh tế, qua đó tác động đến thị trường lao động. Ông Nguyễn Trung Tiến khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng dầu. “Để giải quyết khó khăn trong giai đoạn này, theo tôi cần thực hiện các giải pháp để hạ giá xăng dầu, giảm tối đa thuế môi trường. Nếu làm tốt, giá xăng sẽ giảm từ 4.000 - 5.000 đồng/lít, việc này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh” - ông Nguyễn Trung Tiến cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm