Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cho hay, Hà Nội đang gấp rút triển khai quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng.
Tại buổi gặp mặt nguyên lãnh đạo Hà Nội qua các thời kỳ mới đây, Bí thư Vương Đình Huệ cho biết, UBND TP sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng quy hoạch 4 phân khu sông Hồng.
"Trước mắt quy hoạch khoảng 40 km con sông chảy qua địa bàn các quận nội đô. Trên cơ sở chỉ tiêu về thoát lũ là 20.000 m3/s và đỉnh lũ là 13,5 m. Tức là tuân theo chỉ tiêu mà Thủ tướng đưa ra vào năm 2016 với xác suất là 500 năm mới có một lần" - Bí thư Huệ nói.
Các đoạn tuyến còn lại của sông Hồng chảy qua Hà Nội nhưng không nằm trong 4 phân khu quy hoạch (R1, R2, R3, R4), ông Huệ cho biết TP sẽ tích hợp vào quy hoạch của các huyện nhằm giải quyết bài toán sinh kế cho người dân ở khu vực này.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2011, có nội dung quy hoạch khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, đã có rất nhiều đề án được đưa ra nhưng chưa đề án nào được phê duyệt.
Ý tưởng lập quy hoạch hai bờ sông Hồng nhiều lần bị vỡ kế hoạch do vướng vào quy hoạch thoát lũ sông Hồng, sông Đáy. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có số liệu chính xác liên quan đến lưu lượng xả lũ ở 7 đập ngăn trên thượng nguồn sông Hồng (thuộc Trung Quốc) nên cần phải nghiên cứu, nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, không nên chậm trễ quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Ông Long phân tích, nếu thực hiện được quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hà Nội. Bởi với tổng chiều dài 120 km, chảy qua nhiều quận, huyện, sông Hồng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội.
Đặc biệt, theo ông Long, trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trong nội đô đang dần trở khan hiếm thì quỹ đất lên tới hàng nghìn mét vuông dọc 2 bờ sông Hồng có thể giúp thành phố tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội.
Theo đó, khi kết hợp với cảnh quan khu vực ven sông, nhiều chủ đầu tư đã nhìn ra cơ hội tạo ra lợi nhuận “khủng”, lên tới hàng tỷ USD khi phát triển hệ thống chung cư, khu đô thị cao cấp kết hợp với du lịch sinh thái. Vì vậy, khi Hà Nội quyết tâm thực hiện ý tưởng xây dựng thành phố ven sông Hồng, chắc chắn các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ không bỏ qua cơ hội này để góp vốn đầu tư, thực hiện dự án.
Có thể bạn quan tâm
BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 24 - 29/8: “Lỡ dở” thành phố ven sông Hồng
05:00, 30/08/2020
Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ VI): Kinh nghiệm thế giới và lời cảnh tỉnh đô thị ven sông
15:00, 28/08/2020
Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ V): Quy hoạch chờ quy hoạch
17:30, 27/08/2020
Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ IV): Đa dạng hóa công năng đô thị
11:05, 26/08/2020
Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ III): Tận dụng nguồn lực từ doanh nghiệp
05:00, 25/08/2020
Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ II): "Phá băng" sự trì trệ
08:30, 24/08/2020
Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông (KỲ I): “Lỡ dở” sông Hồng
05:00, 24/08/2020
Dự án Thành phố ven sông Hồng: Xây hàng trăm chung cư cao tầng là không ổn
07:30, 21/06/2019
Thành phố ven sông Hồng: Nguy cơ hay cơ hội cho Hà Nội?
11:13, 25/01/2019