BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 24 - 29/8: “Lỡ dở” thành phố ven sông Hồng

Diendandoanhnghiep.vn Quy hoạch chờ quy hoạch làm chậm giấc mơ thành phố ven sông Hồng; ngổn ngang dự án bỏ hoang phía Tây Hà Nội, diễn biến thị trường trong dịch COVID-19,... là những thông tin BĐS nổi bật tuần qua.

1/ “Lỡ dở” thành phố ven sông Hồng

Tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP Hà Nội mới đây, lãnh đạo TP Hà Nội đã đề xuất tái khởi động lại quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sau nhiều năm "lỡ dở". Đây không phải lần đầu công việc này được thực hiện. Việc Hà Nội chậm triển khai quy hoạch không chỉ gây ra những hệ lụy từ môi trường sinh thái, quản lý đất đai mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân sống ở khu vực này.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

2/ Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng: "Phá băng" sự trì trệ.

Tháng 7/2020, Hà Nội đã chủ động làm việc với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển đô thị ven sông Hồng. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ phải có những giải pháp rất chủ động, sáng tạo mới hy vọng "phá băng" sự trì trệ dự án kéo dài gần 3 thập kỷ. 

Trở lại thời điểm tháng 9/2009 khi Chính phủ cho phép Hà Nội phối hợp với Seoul (Hàn Quốc) nghiên cứu, xem xét lập quy hoạch xây dựng dự án Trấn Sông Hồng với tổng mức đầu tư dự kiến rất khổng lồ vào thời điểm đó là 7,1 tỉ USD nhiều chuyên gia quy hoạch đã có ý kiến tham góp về tính khả thi của dự án này.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

3/ Tận dụng nguồn lực từ doanh nghiệp

Đắp chiếu suốt 25 năm, nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều có những đề xuất góp vốn, giải quyết nguồn lực phát triển đô thị ven sông Hồng nhưng các đề xuất vẫn đi vào ngõ cụt. Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đã được TP Hà Nội khởi động từ năm 2000. Từ thời các Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Nghiên, Nguyễn Quốc Triệu, Hà Nội đã mời các chuyên gia quy hoạch từ nước ngoài để tham vấn. Thành phố Seoul (Hàn Quốc) cũng có dự án tặng Hà Nội 5 triệu USD để nghiên cứu quy hoạch này, nhưng vẫn chưa thành hiện thực.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

4/ Đa dạng hóa công năng đô thị ven sông Hồng

Thay vì để Thành phố Sông Hồng có thể gây ra những nguy cơ mới cho Hà Nội thì hãy để dự án này cung cấp cho thành phố những cơ hội phát triển thông qua việc đa dạng hóa công năng đô thị. Người Việt Nam vẫn có câu “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận đàng” để chỉ về những lợi thế khi chọn vị trí định cư, phát triển cuộc sống lâu dài và bền vững. Chính vì vậy, các đô thị thường được gắn với những dòng sông. (Bài viết của: TS. TRẦN MINH TÙNG - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng).

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

5/ Quy hoạch chờ quy hoạch thành phố ven sông

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ vừa đặt vấn đề trong định hướng Chiến lược phát triển Thủ đô sẽ tập trung hoàn thiện quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển, liên kết Vùng Thủ đô... Giấc mơ về thành phố ven sông Hồng sau hơn 2 thập kỷ đến nay vẫn dở dang và đau đáu. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

6/ Kinh nghiệm thế giới và lời cảnh tỉnh đô thị ven sông

Việc UBND TP Hà Nội tái khởi động quy hoạch hai bên bờ sông Hồng được kì vọng sẽ mở đường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có cơ hội góp vốn hàng tỷ USD để phát triển hạ tầng 2 bên bờ sông. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

7/ CẬN CẢNH DỰ ÁN PHÍA TÂY HÀ NỘI: "Thiên đường hiu quạnh" tại Khu đô thị Bảo Sơn

Từng là giấc mơ xa xỉ khi một căn biệt thự được định giá lên đến cả triệu USD nhưng Khu đô thị Bảo Sơn dù sở hữu vị trí vàng phía Tây Hà Nội sau hơn 1 thập kỷ vẫn đang là "thiên đường hiu quạnh". 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

8/ Khu biệt thự Hoa Phượng "chưa đỏ"

Nằm kế khu Thiên đường Bảo Sơn nhưng dường như "vận đỏ" vẫn chưa đến với Khu biệt thự Hoa Phượng khi phần lớn trong số 147 căn biệt thự đẳng cấp đã bị bỏ hoang cả thập kỷ. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

9/ Booyoung Vina - Giấc mơ "Seoul thu nhỏ" dang dở

Từng được kỳ vọng sẽ trở thành "Seoul thu nhỏ" tại Việt Nam thế nhưng sau 13 năm, siêu dự án Booyoung Vina vẫn chỉ là "giấc mơ dang dở" án ngữ trên đất vàng quận Hà Đông, Hà Nội. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

10/ Kinh doanh ế ẩm, chủ nhà phố cổ lần đầu "xuống nước" giảm giá thuê

Đây là lần đầu tiên các chủ nhà phố cổ phải đàm phán giá thuê với khách dù trước nay họ sẽ là bên lựa chọn khách thuê trả giá cao nhất. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

11/ Tiếp cận gói hỗ trợ dịch COVID-19: Thủ tục "bó chân" doanh nghiệp

Những giải pháp Chính phủ đưa ra hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản như gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất... chưa đủ mạnh để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.  

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

12/ Bất động sản Đà Nẵng giao dịch ảm đạm

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 lần 2 đang khiến thị trường bất động sản tại TP Đà Nẵng “lao đao”. Không chỉ loại hình du lịch nghỉ dưỡng, hầu hết các phân khúc nhà ở tại đây đều giảm nhiệt.  

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

13/ Khu CNC Hòa Lạc hơn 200ha "tắc" giải phóng mặt bằng

Các hộ dân còn lại trong Khu CNC Hòa Lạc cho biết hiện rất mong muốn sớm được giải quyết thủ tục đền bù GPMB để ổn định cuộc sống, trả mặt bằng cho Khu CNC.

14/ Khu công nghệ cao Hòa Lạc chậm tiến độ: Cần thêm nguồn lực để GPMB và tái định cư

2.688 tỷ đồng là số vốn Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc dự toán để xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

15/ Cần Thơ: “Dự án phê duyệt ấp A, thu hồi đất ấp B” do lỗi đánh máy.

Chánh văn phòng UBND TP Cần Thơ vừa có thông báo khẳng định dự án Khu đô thị mới Thới Lai xây nhầm vị trí do "lỗi soạn thảo văn bản".

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

16/ Hà Nội: Liên tục bị cảnh báo, khu tập thể Bộ Tư pháp nguy hiểm cấp độ nào?

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo quận Ba Đình khẩn trương hoàn thành việc di dời các chủ sở hữu ra khỏi khu tập thể Bộ Tư pháp được đánh giá nguy hiểm cấp độ D. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

17/ Vũng Tàu: Chuyện lạ, một dự án 4 doanh nghiệp tự xưng chủ đầu tư rao bán.

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa ban hành văn bản chỉ đạo UBND huyện Long Điền và các cơ quan liên quan tăng cường các biện pháp quản lý đất đai tại dự án Khu dân cư số 1 Tây Nam. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

18/ Hà Nội: Dự án bãi đỗ xe 4 tầng ngang nhiên bị "xẻ thịt" cho thuê.

Trong khi cư dân Khu đô thị Linh Đàm liên tục vỡ trận vì thiếu bãi đỗ xe, khu đất được TP Hà Nội cấp cho Vinh Quang Group thực hiện bãi đỗ xe 4 tầng đến nay vẫn bị xẻ thịt cho thuê. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

19/ Lật tẩy chiêu "hiến đất mở đường" tại Kon Tum

Chủ tịch tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hòa vừa đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra vào cuộc điều tra vấn nạn xây dựng nhà ở thương mại, phân lô bán nền trái phép tại TP Kon Tum. Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa ký kết luận thanh tra việc xây dựng nhà ở thương mại, phân lô, bán nền trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

20/ TP.HCM: Sớm xử lý khiếu nại tại dự án đất công biến thành "đất ông".

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp, hướng dẫn TP.HCM giải quyết khiếu nại về bồi thường, GPMB bằng tại dự án số 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

21/ Qua 2 làn sóng dịch, bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khủng hoảng

Bất động sản là kênh đầu tư sinh lời lâu dài, dù dịch bệnh sẽ tạo các ảnh hướng đến thị trường bất động sản, tuy nhiên nội tại thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khủng hoảng.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 24 - 29/8: “Lỡ dở” thành phố ven sông Hồng tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714095081 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714095081 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10