Hà Nội: Giải bài toán gắn di sản văn hóa với phát triển du lịch

Nguyễn Minh 25/04/2024 18:37

Du lịch Hà Nội phát triển với vài trò trung tâm du lịch cả nước. Tuy nhiên, văn hóa Hà Nội vẫn chưa khai thác tương xứng. Vì vậy, phát huy di sản văn hóa gắn du lịch được coi là nhiệm vụ trọng tâm...

ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA)

Ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA)

>>>Liệu giá chung cư Hà Nội tiếp đà tăng?

Trong buổi Toạ đàm “Hà Nội – Điểm đến du lịch văn hóa – lịch sử” trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, thủ đô quyến rũ” diễn ra sáng nay (25/04) tại Hà Nội, ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) cho biết: Hà Nội có mật độ di tích lịch sử văn hóa hàng đầu cả nước với trên 6000 di tích đã được xếp hạng, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO xếp hạng như di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, di sản văn hóa phi vật thể Lễ Hội Gióng, bên cạnh đó Hà Nội còn có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, nhiều di tích quốc gia đặc biệt hứa hẹn là điểm đến du lịch văn hóa lịch sử hàng đầu cả nước và khu vực Châu Á...

Những giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng

Trong những năm qua, Hà Nội luôn được du khách quốc tế bình chọn bậc nhất trong tất cả các điểm đến du lịch của cả nước và có thể xứng tầm cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Năm 2024, Hà Nội được tạp chí Tripadvisor bầu chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 4 thế giới và là điểm đến ẩm thực hàng đầu Thế giới.

Những năm qua du lịch Hà Nội phát triển với vài trò là một trung tâm du lịch dẫn đầu cả nước. Tuy vậy, sự giầu có về văn hóa của Hà Nội vẫn chưa được khai thác tương xứng, chưa làm hài lòng người Hà Nội cũng như du khách thập phương. Theo định hướng phát triển du lịch văn hóa trong chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, có thể thấy những cơ hội mở ra đối với Hà Nội là phát triển du lịch văn hóa là trọng tâm. Vì thế, việc phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh, đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở các địa phương trong cả nước được coi là nhiệm vụ trọng tâm, vừa khai thác giá trị văn hóa đồng thời bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững ở các đại phương trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.

“Với những giá trị tinh túy và đặc sắc hội tụ văn hóa Việt, Hà Nội đang đón nhận những cơ hội trở thành điểm đến ưa chuộng của du khách trên phạm vi toàn cầu với những giá trị thăng hoa về văn hóa” ông Quang nhìn nhận.

doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực Lữ hành, ông Lê Hồng Thái, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, Tổng công ty Du lịch Hà Nội cho hay: Tính riêng năm 2023, Hà Nội bội thu giải thưởng quốc tế với nhiều vị trí đánh giá, xếp hạng cao như: điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á, điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày, cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á, điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023 (Tổ chức giải thưởng Golf thế giới).

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhìn nhận: Hiện nay việc đón tiếp khách và hướng dẫn thuyết minh tại điểm với 4 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Trung), đáp ứng cơ bản nhu cầu du khách. Trung tâm đã triển khai hệ thống thuyết minh tự động, có thể đáp ứng nhu cầu khách tham quan bằng 12 ngôn ngữ.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón tiếp khách và hướng dẫn thuyết minh tại điểm với 4 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Trung), đáp ứng cơ bản nhu cầu du khách. Trung tâm đã triển khai hệ thống thuyết minh tự động, có thể đáp ứng nhu cầu khách tham quan bằng 12 ngôn ngữ.

Đặc biệt, năm 2023 Hà Nội đã có 48/103 nhà hàng được Michelin Guide - cẩm nang ẩm thực danh giá thế giới - tuyển chọn; trong đó có ba nhà hàng đạt 1 sao Michelin. Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu vì giá trị văn hóa, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm.

Hoạt động du lịch gắn với di tích lịch sử, ông Nguyễn Văn Tú, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhìn nhận: Hiện nay việc đón tiếp khách và hướng dẫn thuyết minh tại điểm với 4 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Trung), đáp ứng cơ bản nhu cầu du khách. Trung tâm đã triển khai hệ thống thuyết minh tự động, có thể đáp ứng nhu cầu khách tham quan bằng 12 ngôn ngữ.

Cùng với đó, hoạt động giáo dục di sản với nhiều hình thức hấp dẫn, phong phú, tăng cường sự tương tác với học sinh, sinh viên 30 chủ đề khám phá di sản phù hợp với mọi cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông, cho sinh viên tìm hiểu.

Các hoạt động dâng hương khuyến học khai thác giá trị đặc thù của di tích như, lễ kỷ niệm, lễ khuyến học, trao thưởng, ghi danh, tôn vinh người có thành tích trong học tập tạo ấn tượng sâu sắc cho những người tham dự, tạo hiệu ứng xã hội tốt đẹp: thủ khoa xuất sắc, giáo sư, phó giáo sư;Trao thưởng Phạm Thận Duật, Phùng Khắc Khoan, Loa Thành, Henssen…

Chia sẻ một hướng đi mới đầy tiềm năng về Game hóa di sản tại Việt Nam, ông Nguyễn Bá Tùng Founder Công ty Outing App nói: Game hóa di sản đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền bá giáo dục truyền thống và lịch sử địa phương. Bằng cách biến di sản văn hóa thành trải nghiệm tương tác, nó không chỉ giúp lưu giữ những kiến thức và giá trị văn hóa trong bối cảnh hiện đại mà còn khiến chúng trở nên sống động và gần gũi hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Qua đó, game hóa di sản còn mở ra cơ hội lớn trong việc quảng bá văn hóa và di sản Việt Nam trên trường quốc tế, giúp nâng cao nhận thức và sự yêu mến đối với văn hóa Việt. Đồng thời, xu hướng này còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, mở rộng tầm ảnh hưởng và tạo ra giá trị kinh tế cho đất nước...

Ông Tùng dẫn chứng, tại Việt Nam, các dự án game hóa di sản đã không ngừng phát triển và đạt được những thành công nhất định. Hơn mười năm trước, gameshow truyền hình "Hà Nội 36 Phố Phường" phát sóng trên VTV3 đã tiên phong trong việc kết hợp giải trí với giáo dục. Chương trình tập trung vào chủ đề 36 phố phường tại Hà Nội, không chỉ thúc đẩy niềm tự hào văn hóa địa phương mà còn tăng cường sự hiểu biết về di sản lịch sử và văn hóa của thủ đô. Sử dụng các yếu tố trò chơi và cuộc thi kiến thức, chương trình đã đưa người chơi và khán giả khám phá những địa danh nổi tiếng của Hà Nội như Phố Cổ, Hồ Tây, Cổ Loa, làng Phù Đổng, qua đó tạo ra một hình thức trải nghiệm văn hóa độc đáo...

Hoá giải thách thức

Trên cơ sở tiềm năng lợi thế sẵn có, cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, ngành Du lịch Hà Nội đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, theo bà Phạm Diễm Hảo, Phó Trưởng phòng Kế hoạch và Phát triển Tài nguyên Môi trường – Sở Du lịch Thành phố Hà Nội cho rằng: Bên cạnh những két quá đã đạt được, việc phát huy giá trị di sản văn hoá trong phát triển du lịch còn một số hạn chế, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội.

Minh chứng, công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa còn nhiều bất cập, hạn chế. Một số di tích, di sản trong tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng các công trình, nét độc đáo trong kiến trúc, thẩm mỹ, do đó hạn chế thu hút được khách du lịch; Thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, khác biệt để phát triển và lan tỏa được thương hiệu du lịch văn hóa Thủ đô đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, cơ sở, hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng vật chất kỹ thuật phụ trợ, dịch vụ du lịch tại nhiều điểm di tích chưa được đầu tư thiếu đồng bộ, khả năng kết nối hạn chế. Chất lượng một số điểm đến du lịch còn có nhiều hạn chế về vệ sinh môi trường, tổ chức dịch vụ, hướng dẫn viên,... Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Mặt khác, các sản phẩm du lịch văn hóa chưa đa dạng, phong phú, thiếu các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chưa khai thác, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống. Chưa ứng dụng được các thành tựu khoa học, công nghệ trong quản lý, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa.

Để khắc phục những tồn tại, bà Hảo quả quyết: Ngành Du lịch Hà Nội sẽ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là người dân ở các khu du lịch nhằm nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử hài hòa, văn minh, thân thiện trước mắt cho những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch; phát huy vai trò tích cực của cộng đồng dân cư để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.

Đồng thời, đẩy mạnh khai thác các yếu tố đặc trưng văn hóa của Hà Nội để tập trung phát triển sản phẩm du lịch với tính đặc thù và có tính cạnh tranh cao. Tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian kiến trúc, giá trị văn hóa khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; phát triển dịch vụ du lịch gắn với quản lý, bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ, di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến; tổ chức tốt các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian...

Chú trọng công tác đầu tư, xúc tiến sản phẩm du lịch văn hóa nhằm phát triển, định vị và quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch Hà Nội dựa vào những giá trị nổi bật về di sản, những giá trị chân thực về văn hóa truyền thống, lối sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Tập trung các chiến dịch quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa trên các kênh truyền thông lớn trong nước và quốc tế. Định kỳ hàng năm, tổ chức các sự kiện, lễ hội du lịch văn hóa lớn, đặc sắc như: Lễ hội Áo dài, Lễ hội quà tặng du lịch...

game hóa di sản còn mở ra cơ hội lớn trong việc quảng bá văn hóa và di sản Việt Nam trên trường quốc tế, giúp nâng cao nhận thức và sự yêu mến đối với văn hóa Việt. Đồng thời, xu hướng này còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, mở rộng tầm ảnh hưởng và tạo ra giá trị kinh tế cho đất nước...

Game hóa di sản còn mở ra cơ hội lớn trong việc quảng bá văn hóa và di sản Việt Nam trên trường quốc tế, giúp nâng cao nhận thức và sự yêu mến đối với văn hóa Việt...

>>Hà Nội: Giải “bài toán” cải tạo chung cư cũ

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, Hà Nội đón 26,5 triệu lượt khách (tăng 10,4% so với năm 2023); trong đó gồm 5 triệu lượt khách quốc tế (3,2 triệu khách có lưu trú) và 21,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99.770 tỉ đồng. Ông Thái nhìn nhận: Hà Nội cần phát triển các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa là trọng tâm theo Nghị quyết số 09 – NQ/TU như, sản phẩm du lịch Sông Hồng, vừa có trải nghiệm mới và gắn với các di tích lịch sử, làng nghề…; Xây dựng sản phẩm tour đêm như di tích nhà tù Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu; Phát triển thêm sản phẩm du lịch về nghệ thuật truyền thống văn hóa như Cải Lương, Chèo với những trích đoạn nổi tiếng như truyện Kiều…; Xây dựng một số sản phẩm mới lạ về làng nghề truyền thống gắn với tham quan các di tích lịch sử như: Nón Chuông, làng hương Quảng Phú Cầu.

Còn theo ông Tùng, một trong những thách thức lớn nhất game hóa di sản là việc đảm bảo tính chính xác và tôn trọng di sản văn hóa. Việc tái hiện di sản trong môi trường ảo đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng văn hóa, lịch sử của địa phương. Ngoài ra, nguồn lực tài chính và công nghệ cần thiết để phát triển những trò chơi chất lượng cũng là một rào cản, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

“Mặc dù đối mặt với những thách thức nhất định, nhưng với sự phát triển của công nghệ và sự quan tâm ngày càng tăng từ cộng đồng, game hóa di sản tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở ra những cơ hội mới cho du lịch và văn hóa. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng, với sự nỗ lực chung của cộng đồng, chính phủ, và các nhà phát triển, game hóa di sản sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong việc giới thiệu và bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam” ông Tùng tin tưởng.

Có thể bạn quan tâm

  • Liệu giá chung cư Hà Nội tiếp đà tăng?

    17:10, 25/04/2024

  • Hà Nội: Giải “bài toán” cải tạo chung cư cũ

    03:00, 23/04/2024

  • MIK Group sắp “tung ra” hàng nghìn căn hộ tại thị trường phía Tây Hà Nội

    16:00, 22/04/2024

  • Vietnam Airlines khai thác tàu bay thân rộng đường bay Hà Nội - Singapore

    12:47, 22/04/2024

  • Viettel Post: Giảm 50% thời gian chuyển hàng từ Hà Nội đi Nam Ninh (Trung Quốc)

    11:05, 20/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội: Giải bài toán gắn di sản văn hóa với phát triển du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO