Hà Nội rộng “cửa” hút đầu tư vào ngành nước

Diendandoanhnghiep.vn Trước nhu cầu cấp bách về nước sạch và thu gom xử lý nước thải đô thị, TP.Hà Nội hoá giải thách thức mở rộng “cửa” đón các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án cấp, thoát nước, xử lý nước thải…

Theo dự kiến đến năm 2020 nou cầu sử dụng nước sạch Hà Nội khoảng 2 triệu m3/ngày đêm; năm 2030 khoảng 3 triệu m3/ngày đêm; năm 2050 khoảng 3,5 triệu m3/ngày đêm

Theo dự kiến đến năm 2020 nhu cầu sử dụng nước sạch Thủ đô Hà Nội khoảng 2 triệu m3/ngày đêm; năm 2030 khoảng 3 triệu m3/ngày đêm; năm 2050 khoảng 3,5 triệu m3/ngày đêm

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Việc UBND TP. Hà Nội cho biết, theo định hướng phát triển đến năm 2020, Thủ đô Hà Nội có quy mô dân số khoảng 8 triệu dân, năm 2030 khoảng 9 triệu dân và năm 2050 khoảng 11 triệu dân. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nước sạch của Thủ đô sẽ rất lớn. Cụ thể, dự kiến đến năm 2020 là khoảng 2 triệu m3/ngày đêm, đưa tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch 100%; năm 2030 khoảng 3 triệu m3/ngày đêm; năm 2050 khoảng 3,5 triệu m3/ngày đêm.

Thu hút nhiều dự án đầu tư

Để hoàn thành chỉ tiêu về nước sạch cho nhân dân Thủ đô, Thành phố đã mở rộng ‘cửa” đón các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án cấp nước theo hình thức xã hội hóa. Minh chứng, tại “Diễn đàn ngành nước Đức - Việt tại thành phố Hà Nội” do UBND TP. Hà Nội, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và Hội Hợp tác ngành nước Đức phối hợp tổ chức trong 2 ngày (từ chiều 19 đến 20/3), ông Hùng dẫn chứng, hiện có một số dự án đầu tư phát triển nước sạch xử lý nước thải, môi trường trên địa bàn Thành phố áp dụng công nghệ của Đức như: Dự án nhà máy nước mặt sông Đuống, trạm cấp nước Dương Nội Hà Đông, trạm cấp nước tại các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn; Công nghệ xử lý chất lượng nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C - Chế phẩm độc quyền của TP.Hà Nội...

Thực tế, một số dự án cấp nước xã hội hóa hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư, trong đó có Nhà máy nước mặt sông Đuống công suất giai đoạn 1 là 150.000m3/ngày đêm sử dụng công nghệ của Đức, hoàn thành đưa vào vận hành tháng 10/2018, nâng tổng công suất các nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho Hà Nội đạt khoảng 1.200.000m3/ngày đêm, trong đó vẫn dùy trì sử dụng nguồn nước ngầm là trên 600.000m3/ngày đêm.

“Với công suất trên, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho khu vực đô thị, nâng tỷ lệ cấp nước sạch khu vực nông thôn lên trên 55,5%, góp phần nâng cao chất lượng sông cho người dân nông thôn” ông Hùng nói.

Đánh giá việc thu hút đầu tư trên địa bàn Thành phố, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội chia sẻ, đến nay, Thành phố đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án cấp nước (trong đó có 11 dự án phát triển nguồn tổng công suất tăng thêm 1.350.000m3/ngày đêm) và 23 dự án phát triển mạng cấp nước cho 382/416 xã.

“Sau khi các Dự án hoàn thành sẽ cung cấp cho khoảng 4.023.200 người, với khoảng 1.005.000 hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 94%” ông Thắng nhận định.

Trước thực tế trên, ông Hùng nhìn nhận, Hà Nội đã áp dựng nhiều chính sách thu hút đầu tư đối với các dự án phát triển hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường. Cụ thể, Thành phố hỗ trợ thủ tục đầu tư, đảm bảo thông thoáng, nhanh gọn, đồng thời, thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định dự án, chỉ đạo các Sở ngành tạo điều kiện cho các nhà đầu tư rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Đặc biệt, Thành phố hỗ trợ các nhà đầu tư lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư nước sạch tại các vùng sâu, vùng xa và giới thiệu ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư phát triển Thành phố.

Ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) bộc bạch, VWSA cũng đã và đang ưu tiên hơn cho việc nghiên cứu, đề xuất đổi mới các cơ chế chính sách, thu hút nguồn lực cho đầu tư, tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

Ngoài việc hợp tác với các tổ chức quốc tế truyền thống như WB, ADB, WHO, Jica, Hiệp hội ngành nước Đông Nam Á, những năm gần đây VWSA đã mở rộng hợp tác với các hội nước chuyên ngành của Đức, Anh, Úc, Phần Lan, Hungary, Hàn Quốc, Nhật Bản, GIZ…

Đặc biệt, Cộng hòa Liên bang Đức đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) về chính trị và kinh tế. Hai nước đã có những hợp tác song phương trên các lĩnh vực công nghiệp, khoa học - công nghệ, giáo dục... với nhiều dự án đang được triển khai hiệu quả, trong đó có lĩnh vực cấp thoát nước.

Ông Quang dẫn chứng, qua 3 dự án chính phủ Đức tài trợ là Dự án nâng cao năng lực ngành nước hợp tác với hội hợp tác ngành nước Đức; Dự án đổi mới đào tạo nghề hợp tác với TVET; Dự án Quản lý nước thải hợp tác với GIZ-WMP đã mang lại hiệu quả rất lớn cho ngành nước và Hội cấp thoát nước Việt Nam. Các Dự án hợp tác đã hỗ trợ đổi mới các cơ chế chính sách ngành nước như việc sủa đổi ban hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.

“Đây là Nghị định có nhiều đột phá, đổi mới tư duy nhận thức về quản lý nước thải. Quy định thay phí thoát nước thành giá dịch vụ thoát nước – xử lý nước thải. Nó đã tạo nhận thức mới, đó là người gây ô nhiễm phải trả tiền, cộng đồng người dân phải có trách nhiệm đóng góp nguồn lực, chung tay cùng nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, và nó là cơ sở để tạo điều kiện thu hút nguồng lực cho đầu tư phát triển lĩnh vực xử lý nước thải” - ông Quang nói.

đến nay, Thành phố đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án cấp nước (trong đó có 11 dự án phát triển nguồn tổng công suất tăng thêm 1.350.000m3/ngày đêm) và 23 dự án phát triển mạng cấp nước cho 382/416 xã.

Đến nay, Thành phố đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án cấp nước (trong đó có 11 dự án phát triển nguồn tổng công suất tăng thêm 1.350.000m3/ngày đêm) và 23 dự án phát triển mạng cấp nước cho 382/416 xã.

Lắng nghe để hoàn thiện

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được thì ngành nước vẫn còn gặp những khó khăn. Là doanh nghiệp có “tên tuổi” trong ngành nước, đại diện Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho rằng, việc phát triển nguồn nước, phân phối nguồn cấp nước còn chưa cân đối với phát triển mạng lưới cấp nước theo quy hoạch và nhu cầu thực tiễn nên hạn chế hiệu quả và phạm vi bao phủ cấp nước của Dự án so với mục tiêu đặt ra. Giá nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội hiện hành chưa phản ánh hết giá thành chi phí và còn thấp hơn so với mặt bằng chung các tỉnh thành phụ cận, (Hà Nội bình quân: 9.435đ/m3) ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư phát triển cải tạo nâng cấp hệ thống của các công ty cấp nước.

Ở góc độ quản lý, ông Hùng chỉ rõ, hệ thống tiêu thoát nước TP.Hà Nội hiện nay mới có lưu vực sông Tô Lịch có diện tích khoảng 77,5 km2 bao gồm toàn bộ khu vực trung tâm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và một phần các quận Tây Hồ, Thanh Xuân là đã được cải tạo đồng bộ.

Các khu vực còn lại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ do đó vào mùa mưa thường xảy ra úng ngập khi mực nước sông Nhuệ, sông Cầu Bây dâng cao, hệ thống thoát nước không tự chảy được. Việc thu gom xử lý nước thải, đến nay tổng công suất các trạm xử lý nước thải trên địa bàn Hà Nội mới đạt khoảng 276.300m3/ngày đêm, mới đáp ứng trên 30% lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực nội đô.

Sau khi các Dự án hoàn thành sẽ cung cấp cho khoảng 4.023.200 người, với khoảng 1.005.000 hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 94%

Sau khi 34 Dự án hoàn thành sẽ cung cấp cho khoảng 4.023.200 người, với khoảng 1.005.000 hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 94%

Ông Quang cho rằng, tốc độ gia trăng dân số đô thị, ngân sách còn hạn hẹp, năng lực quản lý, những bất cập của cơ chế chính sách (quy định còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, tính pháp lý chưa cao…) ô nhiễm, suy kiệt nguồn nước. Đặc biệt là những cực đoan của biến đổi khí hậu như: khô hạn, ngập úng, xâm nhập mặn…

Với nhiều điểm tương đồng giữa Đức và Việt Nam, bà Julia Braune, Giám đốc điều hành hội hợp tác ngành nước Đức (GWP) chia sẻ, Đức cũng đã phải giải quyết rất nhiều ô nhiễm các dòng sông… thách thức rất nhiều về ô nhiễm mặn…

Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư nước ngoài, ông Frank Pogade - Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Tilia GmbH tại Việt Nam cũng cảnh báo, ô nhiễm nước đang gia tăng trên cả nước. Chất lượng nước mặt đang suy giảm đi ở tốc độ đáng báo động và làm suy giảm chất lượng nước ngầm, ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng triệu người (muối, asen, thuốc trừ sâu).

"Thực thi pháp luật không hiệu quả và những đối tượng gây ô nhiễm vẫn đang vi phạm pháp luật và các quy định mà  không chịu hậu quả gì chính là một trong những lý do chính làm gia tăng ô nhiễm nước" - ông nói.

Tuy vậy, với cách nhìn tổng thể, ông Frank Pogade cho rằng, ngành nước Việt Nam đang đi đúng hướng và phát triển nhanh hơn nhiều nước đang phát triển khác. “Ngành nước Việt Nam vẫn là một thị trường thú vị cho nhà đầu tư quốc tế” - ông Frank Pogade cho hay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội rộng “cửa” hút đầu tư vào ngành nước tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714217976 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714217976 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10