Hà Nội “nhìn” lại mình

Ths. KTS. Đỗ Viết Chiến - Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng 26/06/2021 11:00

Lần điều chỉnh quy hoạch này là cơ hội rất lớn để Hà Nội rà soát một cách tổng thể tất cả các dự án đã phê duyệt trong vòng 10 năm qua và quỹ đất dự án tồn để đưa vào sử dụng hiệu quả.

 Sự phát triển quá nhanh đã khiến Hà Nội phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như ngập úng, tắc đường triền miên.p/(Các tài xế đứng chờ thông đường sau một trận mưa lớn tại Hà Nội. Ảnh: Anh Việt)

Sự phát triển quá nhanh đã khiến Hà Nội phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như ngập úng, tắc đường triền miên. (Các tài xế đứng chờ thông đường sau một trận mưa lớn tại Hà Nội. Ảnh: Anh Việt)

Sau mở rộng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1259/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 1259). Sau 10 năm thực thi, mới đây Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 129 triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Những mảng tối đô thị

Phải nói rằng, Hà Nội đã được “lột xác” với một diện mạo mới khang trang hơn, hiện đại hơn sau 10 năm triển khai quy hoạch chung 1259. Tuy nhiên, bên cạnh những mảng màu sáng, trong bức tranh toàn cảnh đô thị của Hà Nội vẫn còn đan xen những mảng tối.

Trước hết là khu vực đô thị cũ. Các khu chung cư, nhà tập thể được xây từ những năm 1960 đến nay đã hết tuổi thọ, bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Nhưng câu chuyện cải tạo chung cư cũ hơn thập kỷ qua vẫn chưa tìm ra lối thoát.

Ngoài ra, trong quá trình đô thị hóa “loang” ra vùng ven đô, bên cạnh những khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại nói trên là những xóm làng thuần nông bị bỏ mặc trong câu chuyện quy hoạch, trở thành vùng trũng trong phát triển đô thị. Bên cạnh đó còn có những khu đô thị nhếch nhác, dở dang, nửa phố, nửa quê, thiếu đồng bộ.

Hàng loạt dự án quy hoạch rất đẹp, rất hay nhưng sau nhiều năm vẫn chỉ có trong bản vẽ. Chưa hết, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy những con đường dày đặc cao ốc, gồng mình gánh hàng loạt khối bê tông cao tầng.

một loạt đô thị vệ tinh nhưng cho đến bây giờ việc triển khai còn rất chậm.

Quy hoạch Hà Nội với một loạt đô thị vệ tinh nhưng cho đến nay việc triển khai còn rất chậm

Sau 10 năm, Hà Nội nhìn từ trên cao không khác một rừng bê tông dày đặc, nhất là khu vực nội đô lịch sử. Sự phát triển quá nhanh đã khiến Thành phố phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như ngập úng, tắc đường triền miên.

Quy hoạch 1259 cũng đã đặt ra tiêu chí phải di dời một phần các cơ sở sản xuất và các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học… ra khỏi khu vực nội đô để tránh sức hút dân cư vào khu vực trung tâm và xây dựng một loạt đô thị vệ tinh nhưng cho đến bây giờ việc triển khai còn rất chậm.

Trong khi khu vực trung tâm, dù đất chật, người đông nhưng sự thuận tiện và đắc địa về vị trí là “miếng bánh” ai cũng muốn xí phần. Chính các trụ sở Bộ ngành, các xí nghiệp, nhà máy cũng vẫn muốn bám trụ đất vàng. Thậm chí, sau khi di dời được một cơ sở sản xuất thì lại hình thành một khu đô thị mới, làm quá tải hạ tầng và sai mục tiêu quy hoạch.

Nhà nước phải cầm trịch

Định hướng quy hoạch đặt ra thường kéo dài khoảng 20 năm, tầm nhìn 30 - 50 năm, mang tính dài hơi. Theo quy định của pháp luật, đối với một đồ án quy hoạch chung, sau 5 năm phải tiến hành rà soát, điều chỉnh. Tất cả nhằm mục đích tìm ra hướng khắc phục, điều chỉnh và định hướng 5 năm tới.

Cho đến nay, bản quy hoạch Hà Nội đã thực hiện được 10 năm. Nếu chiếu theo quy định của pháp luật thì Hà Nội đã bỏ qua một kỳ rà soát, điều chỉnh quy hoạch.

Đã đến lúc các cơ quan có liên quan cần kiểm đếm lại việc thực thi Quy hoạch chung 1259. Những hạng mục nào đi chệch hướng, thậm chí sai so với mục tiêu quy hoạch thì dứt khoát phải chấn chỉnh.

Phải xác định trong vòng 5 - 10 năm tới sẽ hình thành bao nhiêu dự án đầu tư phát triển đô thị, hình thành ở đâu, quy mô, tính chất, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật kèm theo để công khai hóa và xúc tiến đầu tư theo quy định. Bên cạnh đó cũng cần phải phân loại các dự án, dự án nào phải thực hiện biện pháp đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Chung quy lại, Nhà nước phải thể hiện rõ vai trò “cầm trịch” trong câu chuyện thực thi quy hoạch và khai thác, sử dụng các nguồn lực phát triển đô thị. Trong đó, giữ vững thế cân bằng cho “kiềng ba chân” - lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước và người dân là điều tối quan trọng.

Có thể bạn quan tâm

  • Những dự án nào đang “phá nát” quy hoạch Hà Nội?

    Những dự án nào đang “phá nát” quy hoạch Hà Nội?

    14:12, 03/06/2019

  • "Điệp khúc" điều chỉnh quy hoạch Hà Nội: Nguy cơ tiền lệ xấu

    14:18, 10/01/2019

  • Thủ tướng đồng ý bổ sung trường đua ngựa vào quy hoạch Hà Nội

    Thủ tướng đồng ý bổ sung trường đua ngựa vào quy hoạch Hà Nội

    17:50, 25/12/2018

  • Bộ Xây dựng tiết lộ tiến độ đô thị vệ tinh Hoà Lạc: Thời của nhà đầu tư dài hạn

    Bộ Xây dựng tiết lộ tiến độ đô thị vệ tinh Hoà Lạc: Thời của nhà đầu tư dài hạn

    17:42, 07/06/2021

  • Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ IV): Huy động nguồn lực đất đai

    Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ IV): Huy động nguồn lực đất đai

    06:00, 04/06/2021

  • Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ III): Vai trò nhà nước đến đâu?

    Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ III): Vai trò nhà nước đến đâu?

    16:50, 03/06/2021

  • Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ II): Mạnh dạn xã hội hóa đầu tư

    Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ II): Mạnh dạn xã hội hóa đầu tư

    10:30, 03/06/2021

  • Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (Kỳ I): Bắt đầu từ quy hoạch

    Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (Kỳ I): Bắt đầu từ quy hoạch

    12:30, 02/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội “nhìn” lại mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO