Hà Tĩnh: Lao động hồi hương dồi dào, doanh nghiệp vẫn khó tuyển dụng

Diendandoanhnghiep.vn Dù lượng lao động Hà Tĩnh về quê tránh dịch khá dồi dào, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, tuy nhiên lao động vẫn thất nghiệp trong khi doanh nghiệp vẫn thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.

“Đỏ mắt” tìm lao động

Tính từ đầu năm đến nay Hà Tĩnh có khoảng 30.000 lao động hồi hương, trong đó riêng từ tháng 6 đến nay có hơn 18.000 lao động ở các tỉnh, thành về quê tránh dịch COVID-19. Trong đó lực lượng lao động lành nghề từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này cũng tạo ra nhiều áp lực sinh kế cho địa phương và các gia đình, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc tuyển dụng nguồn lao động lành nghề.

hiện trên địa bàn tỉnh có 63 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển gần 2.300 lao động

Hiện trên địa bàn tỉnh có 63 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển gần 2.300 lao động

Dù nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp lớn, nhưng số lượng người tham gia tuyển dụng còn rất thấp, nhất là lao động thuộc ngành may mặc. Trong đợt 1, Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh có nhu cầu tuyển dụng gần 900 lao động. Thế nhưng, sau khi tuyển dụng lao động tại 7 huyện gần nơi đóng chân của công ty thì đơn vị chỉ tuyển được… 3 lao động.

Ông Lưu Toàn Thắng, đại diện công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh: “Sau khi sàng lọc hơn 1.700 lao động hồi hương thì có khoảng 58% là lao động trong diện công ty có thể tuyển dụng, thế nhưng hơn một nửa trong đó là phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, lao động tự do, sinh viên và những người không có nhu cầu làm việc tại doanh nghiệp. Với 7 huyện xung quanh thị xã Hồng Lĩnh, công ty chỉ mới tuyển được 3 lao động, trong đó 2 lao động phổ thông và 1 lao động có tay nghề".

Không chỉ riêng công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh mà nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh có nhu cầu tuyển dụng lớn, đa dạng ngành nghề như: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty may Haivina Hồng Lĩnh, Công ty CP may xuất khẩu MTV, Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn, Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh… cũng rất khó tuyển dụng lao động. Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Tĩnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 63 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển gần 2.300 lao động, trong đó, lao động phổ thông chiếm 70%.

Giải bài toán cung - cầu

Theo khảo sát trong 18.000 lao động hồi hương vừa qua có khoảng 6.500 lao động có nhu cầu ổn định việc làm trên địa bàn. Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh nắm bắt nhu cầu và có phương án đào tạo, chuyển đổi nghề cho lực lượng lao động này. Trong chiến lược chung của tỉnh đang tập trung phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất để thu hút và mời gọi con em Hà Tĩnh đang làm việc ở các tỉnh thành khác về làm việc tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Điểm mấu chốt khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng được số lao động theo nhu cầu là vấn đề tiền lương

Điểm mấu chốt khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng được số lao động theo nhu cầu là vấn đề tiền lương

Theo ông Đặng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, nguyên nhân khiến lao động lớn nhưng doanh nghiệp khó tuyển dụng là do người lao động sau khi hồi hương mong muốn ổn định cuộc sống trước khi tính đến công ăn việc làm. Ngoài ra, lực lượng hồi hương lần này đa số là lao động đã làm việc lâu năm tại các doanh nghiệp lớn có trình độ tay nghề, mức lương khá cao. Vì vậy khi tìm việc làm họ đặt ra yêu cầu khá lớn là làm việc cho doanh nghiệp nào, ngành nghề nào và mức lương ra sao. Khi đáp ứng được yêu cầu họ mới lựa chọn việc “đầu quân” cho doanh nghiệp này hay doanh nghiệp kia. Nhiều lao động muốn chờ miền Nam hết dịch để quay lại làm việc tại thị trường lớn.  

Cũng theo ông Dũng, điểm mấu chốt khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng được số lao động theo nhu cầu là vấn đề tiền lương. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp dệt may rất lớn, tuy nhiên đây cũng là ngành nằm trong nhóm chi trả tiền lương thấp. Đặc biệt, tiền lương mà các doanh nghiệp dệt may Hà Tĩnh chi trả chỉ trên mức lương tối thiểu vùng dao động từ 3,5 - 3,7 triệu đồng/tháng, tính thêm các khoản phụ cấp thì tổng tiền lương mà lao động nhận được là 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Tỉnh đang giao ngành xây dựng chiến lược, chính sách, cơ chế để hỗ trợ cho người lao động. Hiện chúng tôi đang có phương án đào tạo chuyển đổi nghề cho lực lượng lao động hồi hương theo nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài đào tạo nhân lực cung ứng cho doanh nghiệp thì thông qua sàn giao dịch việc làm và trung tâm giới thiệu việc làm kết nối lao động ở các địa phương với doanh nghiệp, giúp người lao động tiếp cận nhanh nhất với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược và lộ trình thực hiện chính sách về tiền lương và phúc lợi xã hội tiệm cận với các tỉnh phát triển”, ông Dũng thông tin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Lao động hồi hương dồi dào, doanh nghiệp vẫn khó tuyển dụng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713923581 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713923581 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10