Hà Tĩnh: Mô hình cá mú, cá bơn “chết yểu”, tỉnh đau đầu giải quyết

Diendandoanhnghiep.vn Được kỳ vọng là do án thay đổi vùng ven biển Hà Tĩnh, thế nhưng chỉ sau một năm đưa vào sản xuất đã bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến “chết yểu” sau khi tiêu tốn hàng chục tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

Ngốn hàng chục tỷ đồng

Thực hiện Đề án phát triển nuôi cá mú, cá bơn, bào ngư, tôm chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020 của Công ty TNHH phát triển Fineton (Công ty Fineton), đầu năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ba huyện ven biển (Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên) tổ chức thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư triển khai xây dựng mô hình trên địa bàn các huyện.

Các doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Như Nam, Công ty cổ phần Sản xuất và nuôi trồng thủy sản Hoàng Dương, HTX Viết Hải là ba đơn bị đầu tiên được lựa chọn đã đầu tư xây dựng hệ thống ao nuôi với tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ đồng. Theo hợp đồng được ký kết, Công ty TNHH phát triển Fineton là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp nguồn cá giống cho các đơn vị tham gia sản xuất.

để triển khai đề án này, tỉnh Hà Tĩnh quyết định hỗ trợ cho năm đơn vị tham gia Đề án 38 tỷ đồng, trong đó, đã cấp ứng 30,7 tỷ đồng.

Để triển khai đề án này, tỉnh Hà Tĩnh quyết định hỗ trợ cho năm đơn vị tham gia Đề án 38 tỷ đồng, trong đó, đã cấp ứng 30,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch, phía công ty Fineton không thực hiện tiêu thụ sản phẩm theo đúng hợp đồng đã ký kết. Các doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng tiêu thụ nên bị động trong việc tìm thị trường tiêu thụ dẫn đến thua lỗ.

Theo tìm hiểu, để triển khai đề án này, tỉnh Hà Tĩnh quyết định hỗ trợ cho năm đơn vị tham gia Đề án 38 tỷ đồng, trong đó, đã cấp ứng 30,7 tỷ đồng. Thực tế chỉ có ba doanh nghiệp tiến hành việc thả nuôi, còn hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần Xây lắp Thành Vinh, Công ty cổ phần Xây dựng Tiến Đạt đã được cấp ứng nhưng chưa nuôi.

Tỉnh đau đầu giải quyết

Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 8 HĐND khóa XVIII tỉnh Hà Tĩnh, đại biểu Nguyễn Quốc Cương (tổ đại biểu Cẩm Xuyên) cho rằng mô hình nuôi cá mú, cá bơn khi bắt đầu triển khai rất được kỳ vọng và có nhiều đoàn đến tham quan học tập. Tuy nhiên, đến nay mô hình này đã bộc lộ nhiều khó khăn. Chúng tôi mong muốn các ngành làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan? Hướng giải quyết đối với các doanh nghiệp như thế nào để phát huy hiệu quả hơn?

Trả lời chất vấn, ông Võ Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, về mặt chuyên môn, mô hình đã chuyển giao công nghệ thành công khâu đảm bảo chất lượng cá, năng suất… Nhưng vướng mắc khiến mô hình không thể thành công đó là nguồn giống đầu vào và khâu tiêu thụ sản phẩm. Phía công ty Fineton đã cam kết mua sản phẩm theo hợp đồng. Tuy nhiên, đến giai đoạn thu hoạch thì phía công ty này lại phá vỡ hợp đồng, không tiêu thụ sản phẩm như đã cam kết trước đó dẫn đến các doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ.

 Ngoài ra, đối với hai mô hình của công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt và công ty cổ phần xây lắp Thành Vinh đã được đầu tư nhưng chưa nuôi, UBND tỉnh đã chỉ đạo đoàn liên ngành rà soát để giải quyết dứt điểm vấn đề này.

 “Chúng tôi đã yêu cầu các doanh nghiệp xác định lại việc thực hiện mô hình. Nếu khẳng định không thể tiếp tục mô hình nuôi cá mú, cá bơn thì các đơn vị có thể xây dựng đề án trình tỉnh xin chuyển đổi mục đích dự án. Đối với hai mô hình đã được đầu tư nhưng do chưa tiến hành thả nuôi nên còn có một số vướng mắc. Tỉnh đã giao đoàn liên ngành đánh giá khách quan, toàn diện, thời gian tới sẽ xử lý dứt điểm”, ông Sơn cho biết thêm.

Ông Lê Đình Sơn, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, vấn đề này đã được các đại biểu chất vấn từ kỳ họp trước, đến nay đã 6 tháng trôi qua nhưng các ngành chỉ dừng lại ở việc tiếp tục đề nghị

Ông Lê Đình Sơn, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, vấn đề này đã được các đại biểu chất vấn từ kỳ họp trước, đến nay đã 6 tháng trôi qua nhưng các ngành chỉ dừng lại ở việc tiếp tục đề nghị.

Theo ông Sơn, vấn đề này phải được trả lời dứt điểm, phải đánh giá toàn diện hiệu quả và có phương án xử lý với những dự án không hiệu quả.

Cũng liên quan đến mô hình này, ông Trần Tú Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư nhận định, vấn đề nuôi cá mú, cá bơn trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh vấn đề thị trường thì các nhà đầu tư không còn mặn mà với việc thực hiện mô hình này nữa. Việc đốc thúc của chính quyền dù rất quyết liệt nhưng sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện chuyển đổi mô hình đầu tư đang còn hạn chế. Tỉnh đã giao Sở Tài chính xử lý về việc tiếp tục hỗ trợ theo cơ chế nữa hay không, thu hồi một phần hay thu hồi toàn bộ?

Đối với vấn đề giải quyết tài chính, ông Hà Văn Trọng, Giám đốc Sở Tài chính cho biết vẫn chưa thống nhất được cơ sở pháp lý. “Vấn đề là phải làm rõ được trách nhiệm làm chậm dự án là do chủ đầu tư hay do các địa phương thực hiện chậm quá trình giải phóng mặt bằng? Nếu không phân định được trách nhiệm thì chưa thể đưa ra được mức hỗ trợ. Do vậy, quá trình đàm phán đến nay doanh nghiệp vẫn chưa đồng tình. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với doanh nghiệp và địa phương có liên quan để giải quyết dứt điểm trong năm 2018”, ông Trọng nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Mô hình cá mú, cá bơn “chết yểu”, tỉnh đau đầu giải quyết tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714336543 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714336543 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10