Cần phân tích, làm rõ vì sao tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư mà các chỉ số này vẫn giảm?
Đó là chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển tại Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI.
“Tôi đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận về những mặt còn hạn chế, yếu kém. Phân tích, làm rõ đâu là nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế đã nêu. Vì sao tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư mà các chỉ số trên vẫn giảm?”- Bí thư tỉnh Hải Dương nói.
Cụ thể, năm 2018, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Hải Dương chưa có bước đột phá. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dương năm 2018 tuy có tăng 0,62 điểm song việc xếp thứ hạng tiếp tục giảm 6 bậc so với năm 2017 (đứng thứ 55 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước). Nằm trong nhóm có chỉ số PCI trung bình và là tỉnh đứng gần cuối ở khu vực đồng bằng sông Hồng (chỉ xếp trên tỉnh Hưng Yên thứ 58).
Trở lại năm 2017, PCI của tỉnh Hải Dương đạt 60,36 điểm, xếp thứ 49 trong cả nước. Sau nhiều "cố gắng, nỗ lực, phấn đấu", năm 2018, chỉ số PCI của tỉnh này đứng thứ 55/63 tỉnh, thành, lọt TOP 10 tỉnh, thành đội sổ. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Hải Dương giảm thứ hạng PCI. Điều này cho thấy, việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh Hải Dương chưa hiệu quả.
Bên cạnh chỉ số cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số cải cách hành chính của Hải Dương cũng giảm nghiêm trọng. Nếu năm 2017, chỉ số PARINDEX của Hải Dương đứng thứ 39 cả nước thì năm 2018 với 2/6 tiêu chí thành phần không có điểm đã khiến chỉ số này của Hải Dương thấp nhất cả nước.
So với năm 2017, chỉ số cải cách hành chính tỉnh Hải Dương có 3 chỉ số tăng điểm, 5 chỉ số giảm điểm. Chỉ số công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính giảm điểm nhiều nhất (3,03 điểm). Chỉ số điểm thành phần này của Hải Dương cũng thấp hơn trung bình cả nước 2,23 điểm.
Trong 6 tiêu chí điểm thành phần của chỉ số công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính, có 2 tiêu chí tỉnh Hải Dương không có điểm. Đó là tiêu chí sáng kiến hoặc giải pháp mới trong cái cách hành chính và thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Chỉ có 1 tiêu chí đạt điểm tối đa là thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
Hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công sau 3 tháng như thế nào?. Trên cơ sở đó, đề nghị các các sở ban ngành đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp sát với thực tiễn, có tính khả thi cao để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 8,5% trở lên; hoàn thành mục tiêu phát triển mới 2.500 doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thu ngân sách, bù đắp những khu vực thu chủ yếu đang đạt thấp so với dự toán; thực hiện thắng lợi việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo kế hoạch đã đề ra – ông Hiển nhấn mạnh
Có thể bạn quan tâm
13:00, 01/07/2019
11:00, 29/06/2019
02:06, 29/06/2019
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 16 - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Bí thư tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm vì sao PCI Hải Dương trong top 10 tỉnh, thành “đội sổ”, cần làm rõ trách nhiệm của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể trong việc chưa cải thiện được thứ hạng PCI.
Tại Diễn đàn kinh tế khu vực duyên hải phía Bắc, ông Nguyễn Hữu Đoan – Chủ tịch HHDN tỉnh Hải Dương khẳng định, dưới góc nhìn doanh nghiệp, tôi khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Hải Dương trong năm 2018 đã có nhiều chuyển biến rất tích cực, đã được cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Hải Dương ghi nhận và đánh giá rất cao.
Điều đó chứng tỏ, Hải Dương đã có những hành động cụ thể để thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, với lợi thế nằm giữa 3 giác kinh tế trọng điểm của phía Bắc là Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng lẽ ra Hải Dương sẽ có rất nhiều ưu thế để phát triển kinh tế. Nhưng thực tế, PCI 2018, PARINDEX 2018 của Hải Dương đang vị tụt quá xa so với kỳ vọng. Đây là điều đáng suy ngẫm của các cấp lãnh đạo tỉnh Hải Dương.