Kinh tế địa phương

Hải Dương: Chuyển đổi số là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế

KIM DUNG - VŨ PHƯỜNG 20/09/2024 08:57

Theo mục tiêu đề ra, Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 thuộc nhóm 20 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số (CĐS).

1(4).jpg
Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng và các đại biểu tham quan gian trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số

Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Cao Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương, về công tác CĐS, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, góp phần nâng cao chỉ số PCI “ Tính minh bạch” .

5.jpg
Ông Nguyễn Cao Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương

- Quan điểm và mục tiêu của tỉnh Hải Dương đặt ra trong quá trình thực hiện CĐS thời gian tới là gì, thưa ông?

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Hải Dương xác định CĐS là giải pháp quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH địa phương. Ngay sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm vụ “tăng trưởng xanh, CĐS” đã được các cấp chính quyền và địa phương triển khai một cách đồng bộ, tích cực với 03 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của CĐS, BCH Đảng bộ tỉnh Hải Dương ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về CĐS giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh đã quyết định lấy ngày ban hành Nghị quyết - ngày 26/3 hàng năm là Ngày CĐS tỉnh Hải Dương. CĐS toàn diện gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, Hải Dương đạt nhiều kết quả về nhiệm vụ trọng tâm trong CĐS, gồm nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, an toàn thông tin mạng.

Với những nỗ lực triển khai CĐS toàn diện, tích cực và đồng bộ, trong 3 năm triển khai Nghị quyết về CĐS, tỉnh Hải Dương 02 năm đạt xếp hạng thứ 14 và 01 năm đạt xếp hạng thứ 13/ 63 tỉnh thành trên cả nước về mức độ CĐS.

Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao, đẩy mạnh CĐS đồng thời có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành trong công tác quán triệt, triển khai, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án của Trung ương và của tỉnh về CĐS. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các giải pháp CĐS gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Kết quả xếp hạng chung về CCHC của tỉnh năm 2023 xếp thứ 22/63 tỉnh, thành phố (tăng 25 bậc so với năm 2022). Lĩnh vực “xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số” xếp thứ 22/63 tỉnh, thành phố (tăng 33 bậc so với năm 2022).

2(4).jpg
Các đại biểu bấm nút khai trương ứng dụng dành cho người dân Smart-Hai Duong và Cổng thông tin điện tử liên thông 3 cấp tỉnh Hải Dương

Phấn đấu đến năm 2025 đưa Hải Dương thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS; đến năm 2030 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Về các mục tiêu cụ thể, địa phương phấn đấu đến năm 2025, phát triển chính quyền số: 80% DVC trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp DVC đạt tối thiểu 95% vào năm 2025; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Đồng thời, 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã báo cáo định kỳ về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện trên hệ thống phần mềm báo cáo của tỉnh, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

3(1).jpg
Cán bộ tại Bộ phận “một cửa” xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính trên không gian mạng

Bên cạnh đó, về phát triển kinh tế số, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp công nghệ số.

Về phát triển xã hội số, đến năm 2025, Hải Dương phấn đấu hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% đơn vị hành chính cấp xã. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Với sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh, hành trình CĐS của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới sẽ ghi nhận nhiều dấu mốc mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết 06-NQ/TU cũng như quan điểm phát triển bao trùm tăng trưởng xanh và CĐS mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

- Hải Dương đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa ông?

Hải Dương vừa ban hành Chiến lược dữ liệu tỉnh đến năm 2030. Đây là một trong những tiền đề rất quan trọng để triển khai các nhiệm vụ CĐS của tỉnh Hải Dương, có ý nghĩa quan trọng, là “đầu tàu” trong hành trình CĐS của Hải Dương.

Trong thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, chuyển dịch sang hạ tầng ICT để đáp ứng các yêu cầu của chuyển đổi số. Tổ chức vận hành, khai thác có hiệu quả và đảm bảo an toàn thông tin cho các ứng dụng dùng chung của tỉnh cho các hoạt động của chính quyền và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tài khoản định danh điện tử. Đẩy mạnh triển khai các nền tảng hóa đơn điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.

z5847871096023_ef7cd3c007cd24e7366c099f73c46cd2.jpg
Nhờ ứng dụng CNTT hiện đại vào sản xuất, mô hình dưa lưới của Hợp tác xã Tân Minh Đức, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân và tạo việc làm cho lao động địa phương

Đồng thời tỉnh ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu và có khả năng bứt phá mạnh mẽ như Fintech, AI, Blockchain, Cloud… để tạo ra các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị cao.

Theo đó, tỉnh đã và đang từng bước xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; trong đó đã từng bước ứng dụng các nền tảng công nghệ số như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… nhằm chuyển đổi cách thức hoạt động, chỉ đạo, điều hành từ mô hình truyền thống sang môi trường số.

Tỉnh Hải Dương đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong lộ trình CĐS giai đoạn 2021-2025 bằng việc ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn như Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Liên minh SAIGONTEL-NGS; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), TCT viễn thông MobiFone...; Thành lập Tổ chỉ đạo triển khai công nghệ số cộng đồng tại tất cả các cấp nhằm thúc đẩy triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Tỉnh đang thực hiện giải pháp nào nhằm cải thiện chỉ số “Tính minh bạch”?

Thực hiện phương châm "phục vụ nhân dân, đồng hành với doanh nghiệp ", tỉnh sẽ tiếp tục tạo mọi thuận lợi để thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp. Hải Dương quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI). Tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong thực hiện thủ tục đầu tư, giải quyết TTHC liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ với phương châm hành động: Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả theo 5 rõ: Rõ việc, rõ người, rõ tiến độ, rõ hiệu quả, rõ trách nhiệm.

Để nâng cải điện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thu hút đầu tư, Sở đã chủ trì xây dựng và duy trì, vận hành Cổng thông tin hỗ trợ Doanh nghiệp tại địa chỉ http://pci.haiduong.gov.vn, để tổ chức cập nhật, đăng tải thông tin nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, khai thác, tìm kiếm thông tin về đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Gắn CĐS với nâng cao năng lực cạnh tranh. “Sở TT&TT đã tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp nhằm nâng cao Chỉ số PCI gắn với ứng dụng CNTT và CĐS. Đặc biệt là đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về đầu tư và giải quyết TTHC trên môi trường mạng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư”.

Tỉnh đã tập trung hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, đưa 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến toàn trình để giảm bớt thời gian, phòng ngừa tiêu cực trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Tổ chức cập nhật, đăng tải thông tin nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, khai thác, tìm kiếm thông tin về đầu tư trên Cổng Thông tin đối ngoại tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, mở rộng phạm vi cung cấp thông tin trên Fanpage facebook “Trang tin Hải Dương” và trang Zalo “Chính quyền điện tử tỉnh” để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về các ứng dụng và các kênh cung cấp thông tin để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận.

Có thể thấy với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành trong thời gian qua việc ứng dụng CNTT trong cung cấp thông tin và giải quyết các TTHC liên quan đến đầu tư trên môi trường mạng đã mang lại hiệu góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, minh bạch, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của chính quyền, và nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, đưa chính quyền tới gần người dân và doanh nghiệp và đưa người dân và doanh nghiệp tới gần chính quyền, góp phần thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Chuyển đổi số là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO